CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP

Câu hỏi 1: Vì sao người khoẻ ăn uống thoải mái vẫn không sợ đường huyết tăng cao?

Chuyên gia: sở dĩ người khỏe mạnh khi ăn thức ăn giàu tinh bột sẽ làm đường trong máu tăng cao sau khi ăn, lúc đó cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều insulin để đưa đường glucose từ máu vào tế bào và luôn giữ lượng đường trong máu ổn định. Nhưng lúc này đường glucose chưa được chuyển hóa thành năng lượng, chỉ có khi tế bào β của đảo tụy nhận được tín hiệu đường huyết sắp xâm nhập vào tế bào, thì mới lập tức sản sinh ra insulin và phóng vào trong máu. Insulin vào trong máu kết hợp với các tế bào như tế bào cơ bắp, tế bào gan, tế bào mỡ… nhờ đó con đường dùng để dẫn đường glucose trong tế bào được mở ra, lúc này đường glucose trong máu mới có thể thông qua các con đường ấy để vào trong tế bào và sản sinh năng lượng. Chỉ có đường glucose trong máu thực sự được tế bào hấp thu sử dụng, thì đường huyết mới có thể thực sự được hạ xuống. Đó chính là nguyên nhân cơ bản mà người khỏe mạnh ăn uống thoải mái cũng không sợ đường huyết tăng cao.

Câu hỏi 2: Tại sao nồng độ glucose – huyết tăng lên qua đêm?

Chuyên gia: ban ngày, các chất bột, đường mà chúng ta ăn được tiêu hoá thành glucose và được hấp thu vào trong máu. Một lượng glucose được hấp thu này đi vào gan, ở đó nó lưu trữ để dùng sau này.

Vào ban đêm, trong khi chúng ta ngủ, gan phóng thích glucose vào trong máu. Gan hoạt động như kho dự trữ glucose của chúng ta và giữ cho chúng ta được cung cấp đầy đủ cho đến khi chúng ta ăn sáng. Lượng glucose đã được sử dụng tương ứng với lượng glucose do gan phóng thích, như vậy nồng độ glucose-huyết được duy trì ở mức hằng định.

Câu hỏi 3: Tại sao người bị bệnh đái tháo đường thường bị thiếu dinh dưỡng, sức khỏe ngày càng yếu?

Chuyên gia: sở dĩ người bệnh đái tháo đường thường bị thiếu dinh dưỡng, sức khoẻ ngày càng yếu là do 3 nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, người đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa chất nên người đái tháo đường hấp thu dinh dưỡng rất thấp, khó hấp thu những thành phần dinh dưỡng đa dạng được.

Thứ hai, người bệnh đái tháo đường thường xuyên gặp phải hiện tượng rối loạn chuyển hóa chất đường, mỡ, protein trong quá trình hấp thu và tiêu hóa thức ăn. Thêm vào đó vì quá lo lắng về bệnh và ăn uống kiêng kem kham khổ dẫn đến cơ thể thiếu dinh dưỡng trầm trọng.

Ví dụ: có người sau khi được bác sỹ chẩn đoán bị bệnh đái tháo đường, về nhà uống thuốc và ăn kiêng sau 1 tháng bị sút 5-6 kg.

Thứ ba, người bệnh đái tháo đường uống nhiều nước, đi tiểu nhiều đã làm mất đi một lượng lớn nguồn dinh dưỡng dạng lỏng.

Câu hỏi 4: Làm thế nào để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người đái tháo đường?

Chuyên gia: muốn nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh đái tháo đường cần:

Một là, cần hạ glucose-huyết tự nhiên mới ổn định được glucose-huyết lâu dài, phòng tránh các nguy cơ biến chứng.

Hai là, không làm tăng glucose-huyết và áp lực đối với quá trình chuyển hóa chất, cơ thể có thể tự chuyển hóa đường thành năng lượng. Như vậy mới đáp ứng được các nhu cầu dinh dưỡng và sinh lý của cơ thể, bảo vệ các cơ quan nội tạng, tăng cường sức khỏe.

Ba là, có chế độ dinh dưỡng một cách khoa học phù hợp với chính mình và thường xuyên vận động đúng cách để nâng cao được chất lượng cuộc sống.

Câu hỏi 5: Tôi bị tăng huyết áp kèm theo bệnh tiểu đường. Bác sĩ tim mạch dặn tôi phải kiêng ăn mặn. Bác sĩ nội tiết dặn tôi phải kiêng ăn ngọt. Vậy là tôi vừa phải kiêng ngọt, vừa phải kiêng mặn. Có thể hướng dẫn tôi phải ăn uống thế nào, để vừa đảm bảo khẩu vị, vừa không làm bệnh tật tiến triển không?

Chuyên gia: Người bị tăng huyết áp cần kiêng ăn mặn, bị Đái tháo đường kiêng ăn ngọt, bị cả hai bệnh thì phải kiêng cả mặn lẫn ngọt, nghĩa là phải ăn nhạt. Nhưng ăn quá nhạt thì sẽ làm mất ngon, nhất là đối với người cao tuổi. Vì vậy, bạn có thể tự tạo vị ngọt và mặn trong thứ ăn mà không ảnh hưởng đến bệnh của mình.

Để tạo vị ngọt, bạn có thể dùng các loại đường tổng hợp không phải glucoza như Palatinose, Acesulfame Potassium, đường dành cho người tiểu đường  để cho thêm vào thức ăn, thức uống.

Để tăng vị mặn, theo hướng dẫn điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi, nếu kiêng muối khó khăn, có thể ăn mặn hơn mức cho phép một chút, đồng thời phải thêm thuốc lợi tiểu. Lượng muối tối đa cho người bị tăng huyết áp trong một ngày là 6 gam, tương đương với 1 thìa cà phê muối (lượng muối này bao gồm cả muối có trong thức ăn và nước chấm). Bạn nên xin ý kiến cụ thể của bác sĩ điều trị về chế độ ăn uống.

Câu hỏi 6: Vì tính chất công việc, tôi thường xuyên phải uống rượu bia, vậy tôi phải uống thế nào cho an toàn?

Chuyên gia: Người Đái tháo đường uống rượu sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn. Nhưng khi bắt buộc phải uống, muốn giảm tối thiểu ảnh hưởng xấu do rượu gây ra thì phải tuân theo một số nguyên tắc chung:

Một là, Nên uống loại rượu nào và với số lượng bao nhiêu?

  • Tốt nhất nên uống loại rượu vang nguyên chất, thỉnh thoảng uống 1-2 ly rượu, hoặc 1 ly nhỏ rượu mạnh và 1 ly lớn rượu vang trắng nguyên chất.
  • Có thể uống các loại rượu mạnh như whisky, gin, rum…với số lượng ít, nhưng tránh uống các loại khai vị (liqueur), rượu vang ngọt.
  • Có thể pha rượu mạnh với nước đun sôi, nước suối, sô-đa cho dễ uống và để hạn chế số lượng rượu phải uống.
  • Không nên uống quá 1-2 ly nhỏ/ ngày, uống tối đa 5 ngày /tuần.

Hai là, Không nên uống rượu nếu không ăn: không để bụng đói khi uống rượu và sau khi uống.

Ba là, Có thể giảm uống rượu và dùng bia hoặc các loại đồ uống không có cồn khác thay thế (không quá 1-2 cốc bia/ ngày).

Bốn là, Nếu đường máu tăng cao hoặc không giảm được cân nặng mà không có lý do rõ ràng, phải nghĩ đến nguyên nhân do rượu, bia và cần thiết phải hạn chế hoặc bỏ rượu, bia.

Năm là, Nếu thấy các biến chứng Đái tháo đường nặng lên thì phải bỏ rượu, bia ngay.

Sáu là, Nếu bị nghiện rượu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để hướng dẫn và giúp đỡ bỏ rượu.

Câu hỏi 7:Tôi năm nay 47 tuổi, đã hết kinh hơn 1 năm nay, vẫn tập thể dục đều đặn, tuy vậy tôi tăng cân khá nhiều so với vài năm trước. Trong lần khám sức khỏe định kỳ, các bác sĩ có khuyên tôi phải chú ý vấn đề ăn uống, vì dễ có nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường. Xin hướng dẫn một chế độ ăn uống cụ thể để phòng bệnh đái tháo đường cho tôi và những phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh ?

                                             (Chị Ngân – 47 tuổi – Lĩnh Nam, Hà Nội)

Chuyên gia: Đối với trường hợp của chị, muốn phòng bệnh Đái tháo đường cần tuân theo một chế độ ăn uống như sau:

Một là: Không nhịn ăn nhưng ăn giảm calo toàn diện.

Hai là: Chia thành 3 bữa chính + 3 lần uống các đồ uống có chất đạm cao kèm với trái cây.

Ba là: Nên ăn nhiều nhất vào bữa sáng, vừa vào bữa trưa và ít nhất vào buổi chiều tối.

  • Hạn chế ăn cơm, xôi, bánh mì, bánh ngọt, kẹo, hạn chế dùng đường.
  • Có thể thay thế các chất bột gạo cơ bản bằng ăn nhiều rau, hoa quả. Hoa quả nên chọn loại nhiều nước, có độ ngọt vừa phải, không nên ăn nhiều loại quả ngọt như na, nhãn, mít, chuối, mía.

Bốn là: Thức ăn giàu đạm cần ăn đủ lượng cần thiết cho cơ thể, không được tùy tiện giảm.

  • Chỉ ăn thịt nạc, nên ăn nhiều cá, thủy hải sản, các loại hạt, đậu, đậu phụ.
  • Đối với thịt gà, ngan, vịt không nên ăn da.
  • Chỉ ăn sữa gầy đã tách béo.
  • Trứng chỉ nên ăn 3 quả một tuần.
  • Hạn chế các loại phủ tạng như gan, bầu dục, tim, lòng.
  • Đối với canh, súp chỉ ăn nước trong, hớt bỏ váng mỡ.

Năm là: Chất béo chỉ nên dùng dầu thực vật (đậu tương, mè) để xào nấu hay trộn dầu giấm.

  • Tránh ăn các món chiên, rán mà nên dùng các món luộc.
  • Lượng dầu ăn tối đa trong ngày chỉ khoảng 2 thìa canh.

Sáu là: Nước chấm mặn cần ăn hạn chế chỉ khoảng 1 đến 2 thìa canh. Bột ngọt cũng chỉ dưới 2 gram/ngày.

Bảy là: Mỗi ngày cần uống khoảng 2 lít nước (theo công thức tính nước cho trọng lượng cơ thể: Cân nặng (kg) x 0,04). Ban ngày tốt nhất cứ cách mỗi giờ lại uống một cốc nước.

Tám là: Nên tăng cường các hoạt động chân tay, tập thể dục thể thao, thở dưỡng sinh càng nhiều càng tốt.