Đâu là các xét nghiệm chức năng gan bạn cần phải thực hiện?

Các xét nghiệm chức năng gan là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán về tình trạng của gan. Từ đó, đưa ra lời khuyên và phương hướng điều trị phù hợp với từng cá nhân. Gan đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể con người. Bên cạnh đó, các biến chứng về gan tương đối nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Xét nghiệm chức năng gan định kỳ sẽ giúp bạn nắm bắt kịp thời sức khoẻ của lá gan và bảo vệ nó “trước khi quá muộn”. 

Giờ thì bạn đang loay hoay không biết xét nghiệm chức năng gan là gì, như thế nào. Bài viết này “cam kết” cung cấp cho bạn các hiểu biết cơ bản về “xét nghiệm chức năng gan”.  

Xét nghiệm chức năng gan bản chất là xét nghiệm đo lường nồng độ một số loại protein, enzyme và bilirubin có trong máu. Thời gian xét nghiệm diễn ra khá nhanh. Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể chẩn đoán được khả năng hoạt động và những tổn thương của gan.  

Các chỉ số xét nghiệm khác biệt so với khoảng an toàn được cho là dấu hiệu bạn mắc bệnh về gan. Tuy nhiên, không phải lúc nào kết quả xét nghiệm bất thường cũng khẳng định gan bạn có vấn đề. Bạn cần lắng nghe sự chỉ dẫn và phân tích từ bác sĩ. 

  • Khi nào cần xét nghiệm chức năng gan

Xét nghiệm chức năng gan thường xuyên được là tốt nhất. Càng xét nghiệm sớm, càng dễ nắm bắt các dấu hiệu bệnh tật để điều trị “đúng lúc”. Có một số trường hợp, người bệnh được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm chức năng gan như: 

  • Người từng sử dụng rượu bia và chất kích thích lâu năm.
  • Chẩn đoán rối loạn chức năng gan khi có triệu chứng bệnh lý về gan (vàng da, chướng bụng,…). 
  • Kiểm tra định kỳ với người khoẻ mạnh để phòng ngừa nguy cơ tiềm ẩn của bệnh gan.  
  • Có bệnh lý về túi mật, tiểu đường, cao huyết áp hoặc thiếu máu. 
  • Theo dõi tác dụng phụ của các loại thuốc lên gan. 
  • Khi đang trong quá trình điều trị bệnh gan, xét nghiệm theo dõi bệnh và tiến trình điều trị bệnh.
  • Kiểm tra tổn thương gan do các loại viêm gan gây ra.
  • Đã từng điều trị bệnh về gan, xét nghiệm để kiểm nghiệm hiệu quả sau quá trình điều trị. 
  • Các loại xét nghiệm chức năng cơ bản

Sau quá trình lọc máu, các chất có trong gan hoà tan và đi theo máu chạy khắp cơ thể. Khi chức năng gan rối loạn, nồng độ những chất này trong máu cũng biến đổi theo. Xét nghiệm chức năng gan giúp đánh giá được tình trạng “sức khỏe” của gan. Có 4 nhóm xét nghiệm chức năng gan cơ bản: 

  • Nhóm xét nghiệm tình trạng hoại tử của tế bào gan

Xét nghiệm này được dùng để kiểm tra nồng độ các enzym hỗ trợ gan chuyển hóa protein (hay được gọi là men gan). Sự gia tăng bất thường nồng độ của chúng có thể là dấu hiệu tổn thương gan. Khi tiến hành xét nghiệm, người bệnh được kiểm tra 4 chỉ số gồm enzym AST, ALT, LDH và ferritin (một loại protein dự trữ sắt trong tế bào). 

  • Nhóm xét nghiệm kiểm tra chức năng bài tiết và khử độc của gan

Phần lớn độc tố trong cơ thể được đào thải qua gan, thận, da,…Đây được xem là một chức năng vô cùng quan trọng của gan. Thông thường, các bác sĩ xét nghiệm nồng độ Bilirubin, enzym ALP, GGT, 5NT (một kiểu ALP chuyên biệt cho gan) và amoniac máu để đánh giá chức năng bài tiết và khử độc của gan. 

  • Nhóm xét nghiệm chức năng tổng hợp của gan

Chức năng tổng hợp của gan được nhận định dựa theo hàm lượng các protein. Bởi vì hầu hết các protein huyết tương  đều được tổng hợp tại gan. Các xét nghiệm được tiến hành là kiểm tra nồng độ protein máu, albumin huyết thanh. 

  • Các xét nghiệm khác

Ngoài các xét nghiệm chức năng gan phổ biến hiện nay, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện thêm một số xét nghiệm khác. Mục đích là kiểm tra các rối loạn đặc biệt về gan hay được thực hiện trước khi phẫu thuật gan. Các xét nghiệm khác bao gồm đo độ thanh lọc BSP, indocyanine green,…

Hy vọng với những thông tin bổ ích trên có thể giúp bạn rõ hơn về các xét nghiệm chức năng gan. Tiếp tục theo dõi website: https://tamhongphuc.com.vn/  để cập nhập thêm các kiến thức mới mỗi ngày về sức khỏe bạn nhé. 

Tâm Hồng Phúc

Chúng tôi nỗ lực phấn đấu tạo ra một môi trường dược phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành hợp lý đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng với những tiêu chuẩn của khu vực và trên thế giới đến tận tay bệnh nhân.

Trả lời