Hiện nay, tiểu đường type 2 đang có xu hướng trẻ hóa và trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu. Căn bệnh này là mối quan tâm hàng đầu của người dân ở các nước đang và đã phát triển. Béo phì chính là nguyên nhân gây ra tiểu đường.
Nội dung chính
Béo phì gây ra tiểu đường
Sau khi ăn, một lượng đường khá lớn được hấp thu vào trong máu. Nhờ có insulin, lượng đường trong máu được duy trì trong một phạm vi an toàn nhất định.
Trong máu, insulin kết hợp với thụ thể gắn trên màng tế bào, dẫn dắt một loạt những chất truyền tín hiệu khác đem đường đi vào các tầng lớp sâu để chuyển hóa đường thành năng lượng.
Béo phì gây ra tiểu đường bởi vì:
- Số lượng và sự tích tụ mỡ trong tế bào gia tăng khiến số lượng insulin thụ thể trên màng tế bào bị giảm sút.
- Chức năng của từng thụ thể đơn lẻ cũng bị suy giảm.
- Những thụ thể sau khi được insulin kích hoạt, chức năng truyền tín hiệu vào sâu bên trong tế bào lại bị tổn thương.
- Số lượng phân tử vận chuyển đường giảm.
Chức năng gan chuyển hóa glucose thành đường nguyên chất để tồn trữ lại không bảo đảm Với những nguyên nhân như trên, chất đề kháng insulin được sản sinh ra, lượng đường trong máu vì thế rất khó chuyển vào tế bào, đây chính là hiện tượng đề kháng insulin.
Với người béo phì, thời kỳ đầu mới phát béo, chức năng sản xuất insulin còn bình thường, dần dần do sự đề kháng insulin tăng lên làm hiệu quả hoạt động của chất này giảm sút. Để khắc phục hiện tượng này, tuyến tụy phải hoạt động quá sức dẫn đến chức năng sản sinh ra insulin ở tụy giảm. Lúc này, insulin trong cơ thể sẽ không đủ để duy trì việc chuyển hóa đường trong máu ở mức bình thường nữa. Do vậy đái tháo đường xuất hiện.
Cách phòng và chữa tiểu đường do nguyên nhân béo phì, tác nhân gây tiểu đường?
Bệnh béo phì chủ yếu do lười vận động hoặc ít vận động, thói quen và chế độ ăn uống không lành mạnh.
Cách tốt nhất để phòng ngừa và chữa bệnh tiểu đường do nguyên nhân béo phì là giảm cân và tăng cường vận động thể lực khi mới phát hiện vượt trọng lượng lý tưởng:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý:
Bệnh nhân cần quán triệt vấn đề này, không chỉ nhằm vào bữa ăn chính mà bao gồm cả ăn vặt và bữa phụ. Nói cách khác là khống chế tổng nhiệt hấp thụ vào cơ thể trong ngày, đương nhiên bữa chính đóng vai trò quan trọng là nguồn đường huyết chủ yếu, protein trong các bữa phụ cũng có thể chuyển hóa thành đường huyết.
Ví dụ ăn các loại thực vật có nhiệt lượng cao như thịt, trứng, mỡ, dầu thực vật,… thì sẽ làm cho cân nặng tăng, rất bất lợi cho việc khống chế bệnh tình.
Vì vậy việc ăn uống của người béo phì phải cần có sự hỗ trợ và tư vấn của bác sĩ, bố trí hợp lý mới giúp cho việc điều trị bệnh có hiệu quả.
Tăng cường hoạt động thể lực:
Xây dựng một lối sống năng động như: làm việc nhà, đi bộ, đạp xe đạp, tập luyện thể dục thể thao… để đốt cháy calo và mỡ thừa, giúp giảm cân, phòng ngừa hiệu quả bệnh béo phì.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tập yoga, gym, thể dục nhịp điệu hay dancesport. Vì ngoài tác dụng giảm cân, phòng ngừa bệnh béo phì, các môn thể thao này còn giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.
Ngủ đủ giấc:
Nên ngủ đúng giờ và đủ giấc để hạn chế cơ thể tiết ra các nội tiết tố kích thích sự thèm ăn. Nhờ đó mà phòng ngừa được bệnh béo phì.
Những bệnh nhân tiểu đường đang bị thừa cân, béo phì để ổn định đường huyết tránh những biến chứng nguy hiểm thì ngoài việc ăn uống, tập luyện phải uống thuốc hỗ trợ tiểu đường nhằm mang lại một sức khỏe tốt.
Bật mí cho bạn sản phẩm Khang đường Tâm Hồng Phúc là giải pháp tốt nhất hỗ trợ làm giảm và ổn định đường huyết, giảm các biến chứng của bệnh đái tháo đường; hỗ trợ giảm cholesterol, mỡ máu, giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.