Kiểm chứng tác dụng của quả bơ với bệnh tiểu đường

Quả bơ được biết đến không chỉ là loại quả thơm ngon, béo ngậy mà còn là nguồn cung chất béo tốt cho người ăn kiêng. Nhắc đến “chất béo”, nhiều người sẽ nghĩ bệnh nhân tiểu đường nên tránh xa loại quả này bởi nguy cơ gây biến chứng. Vậy thực hư thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự ảnh hưởng của quả bơ, cũng như tác dụng của nó với người bệnh đang điều trị tiểu đường qua bài viết sau nhé!

Người Pháp đã đem cây bơ tới Việt Nam từ những năm 1940. Hiện nay, cây bơ được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Đắk Lắk, … Do phù hợp với khí hậu Việt Nam nên cây bơ được trồng rộng rãi, đem lại năng suất cao. Có rất nhiều loại bơ trên thị trường, ví dụ như bơ sáp, bơ hass, bơ booth, bơ tứ quý,…

Cây bơ thường cho quả vào mùa hè, quả bơ có giá trị dinh dưỡng cao nên rất được ưa chuộng. Cụ thể, trong 900g bơ chứa:

  • Năng lượng: 100Kcl
  • Chất béo: 9g
  • Protein: 2g
  • Carbohydrate: 6g
  • Kali: 280mg
  • Chất xơ: 2g
  • Vitamin nhóm B (chủ yếu là B1, B2, B3, B5, B6): 32%
  • Vitamin E: 4%
  • Sắt, mangan, kẽm và photpho: 2% mỗi loại
  • Phytate: 8%
  • Một số các chất khác: Acid Folic. Vitamin C, K, gluxit.
  • Tác dụng của quả bơ với bệnh tiểu đường:

Với các thành phần dinh dưỡng như trên, có lẽ bạn đã nhận ra quả bơ là vô hại đối với người tiểu đường rồi đúng không? Tuy nhiên, nếu nói là vô hại thì vẫn chưa đủ về loại quả này. Tác dụng của quả bơ với bệnh tiểu đường còn thể hiện tích cực rõ qua:

Thứ nhất, quả bơ đảm bảo không làm tăng đường huyết quá mức: 

Bơ là loại trái cây có lượng carbohydrates thấp. Do đó, quả bơ ít ảnh hưởng tới mức đường huyết trong máu. Nhiều nghiên cứu gần đây đã đánh giá hiệu quả của việc thêm một nửa quả bơ vào bữa trưa tiêu chuẩn của người khỏe mạnh và người thừa cân. Kết quả là bơ không ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu.

Mặc dù quả bơ có lượng carb thấp nhưng chúng có lượng chất xơ cao. Quả bơ do vậy trở thành 1 lựa chọn tốt cho người tiểu đường. Nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ khác vẫn có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên.

Thứ hai, quả bơ giúp giảm cân và hỗ trợ tác động của insulin:

Các chất béo tốt trong quả bơ sẽ khiến bạn có cảm giác no lâu hơn. Khi đó, bạn sẽ ít ăn vặt hơn, ít “thèm” calo hơn. Chất béo trong quả bơ được gọi là chất béo không bão hòa. Loại chất béo này có tác dụng thúc đẩy insulin hiệu quả hơn với cơ thể.

Một nghiên cứu năm 2007 đã kiểm tra và đánh giá các kế hoạch giảm cân khác nhau ở những người bị giảm độ nhạy insulin. Họ phát hiện ra rằng chế độ ăn kiêng giảm cân có nhiều chất béo không bão hòa đơn giúp cải thiện độ nhạy insulin theo cách không thể thấy trong chế độ ăn kiêng có hàm lượng carb cao tương đương. Vậy mới nói chất béo từ quả bơ thực sự “có dụng”.

Thứ ba, quả bơ là nguồn cung cấp chất xơ tốt:

Theo một đánh giá năm 2012 được công bố trên Tạp chí của Hội đồng Y học Gia đình Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã xem xét kết quả của 15 nghiên cứu liên quan đến việc bổ sung chất xơ (khoảng 40 gram chất xơ) cho những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Kết quả thu được cho thấy nếu bổ sung chất xơ cho bệnh tiểu đường type 2 thì có thể làm giảm mức đường huyết lúc đói.

Thứ tư, quả bơ mang đến chất béo tốt:

Chất béo được phân thành 2 loại là chất béo tốt và chất béo không tốt cho sức khỏe. Tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa hay bất kỳ lượng chất béo chuyển hóa nào sẽ làm tăng mức cholesterol trong máu (LDL) xấu. Loại chất béo này đồng thời cũng làm giảm mức HDL (lành mạnh) của bạn. Nồng độ cholesterol LDL và HDL thấp có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn ở cả những người tiểu đường và không mắc bệnh tiểu đường.

Các chất béo tốt, chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa có chức năng làm tăng mức cholesterol tốt (HDL). Cholesterol tốt trong máu sẽ giúp loại bỏ cholesterol xấu, giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Và quả bơ mang đến cho bạn loại chất béo “tốt” như vậy!

  • Người bệnh tiểu đường ăn bao nhiêu bơ là đủ?

Những thông tin trên chắc hẳn đã phần nào khiến bạn nhận ra giá trị “đích thực” của quả bơ rồi phải không? Đến đây, bạn có tò mò rằng sử dụng quả bơ như thế nào mới thực sự tốt cho người tiểu đường? Thực tế cho thấy nếu bạn “thần thánh hóa” quả bơ và ăn quá nhiều bơ, tác động của quả bơ sẽ không còn “thần thánh” như bạn nghĩ. Lý do là mỗi quả bơ có chứa tới 250-300 calo. Điều này rất có thể sẽ dẫn tới thừa cân nếu sử dụng quá nhiều. Thậm chí nếu bổ sung một lượng lớn bơ vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày thay vì thay thế các bữa ăn, quả bơ sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với bệnh nhân tiểu đường. 

Người tiểu đường nên chú ý ăn bơ cho “đúng bài”, cụ thể là:

  • Nên ăn bơ trực tiếp, không nên thêm đường hay sữa, ăn ¼ quả mỗi lần
  • Làm sinh tố bơ: khoảng 50g bơ xay cùng với đá và cho một chút đường hoặc sữa ăn kiêng
  • Làm salad bơ: ⅕ quả bơ đã bỏ vỏ thái thành hạt lưu và trộn với rau củ quả ít ngọt khác cùng nước sốt
  • Bài thuốc điều trị tiểu đường bằng bơ: Sử dụng 50g cải bó xôi xay cùng 1-2 thìa bơ để làm sinh tố

Kết luận

Ngày nay loại quả này đã lấy lại được chỗ đứng trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Quả bơ không chỉ hỗ trợ giảm cân, giúp giữ dáng, đẹp da mà còn ảnh hưởng tích cực đến người tiểu đường. Quả bơ không đắt, cũng không khó tìm, vậy nên hãy sử dụng khôn ngoan để quả bơ được hoàn thành “sứ mệnh” của nó nhé!

Theo dõi Facebook Chăm sóc sức khỏe để nhận thêm thông tin tư vấn!

Tâm Hồng Phúc

Chúng tôi nỗ lực phấn đấu tạo ra một môi trường dược phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành hợp lý đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng với những tiêu chuẩn của khu vực và trên thế giới đến tận tay bệnh nhân.

Trả lời