3 loại quả thần thánh dành cho người bị tiểu đường

Mướp đắng, hành tây và quả lựu là những loại quả được nhiều người ưa chuộng sử dụng trong mỗi bữa của gia đình Việt, nhưng ít ai ngờ tới đến công năng thần kỳ của 3 loại của này đối với người bị bệnh tiểu đường.

Mướp đắng (khổ qua)

Mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết, trong những năm gần đây được dùng để chữa trị bệnh tiểu đường. Mướp đắng mang tính hàn, chủ yếu dùng để thanh thử trừ nhiệt, sáng mắt, giải độc.
Cách dùng: Lấy mướp đắng tươi làm thức ăn, mỗi bữa từ 1 đến 2 lạng, mỗi ngày bạn có thể ăn 2 đến 3 lần, hoặc có thể dùng mướp đắng để chế thành bột thuốc, mỗi lần uống từ 7 đến 12 gam.
Ngoài ra bạn cũng có thể làm nước ép cho thêm ít chanh tươi uống vào sáng sớm trước khi ăn sáng. Nước ép từ mướp đắng giúp cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời hấp thu tốt lượng glucose từ thức ăn qua gan. Đồng thời, có chứa chất hạ đường huyết giúp làm giảm lượng đường trong máu và nước tiểu.
Ngoài sử dụng nước ép từ mướp đắng mỗi ngày, bệnh nhân có thể áp dụng thêm các món ăn được kết hợp từ quả, dây, lá mướp đắng đều rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và ngăn ngừa bệnh tật.

Hành tây

Đường huyết cao là nguyên nhân chính gây biến chứng, tai biến ở những bệnh nhân tiểu đường và ăn hành tây thường xuyên bạn có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu người mắc bệnh tiểu đường Type 2 với việc dùng hành tây. Kết quả cho hay khi họ ăn 100g hành tây đỏ tươi trong thời gian 1 tháng làm giảm lượng đường trong máu lúc đói khoảng 40 mg/dl.
Các hợp chất cụ thể được tìm thấy trong hành tây như quercetin và lưu huỳnh có tác dụng lớn trong việc chống căn bệnh đái tháo đường. Quercetin tương tác với các tế bào ruột non, tuyến tụy, cơ xương, mô mỡ và gan để kiểm soát, điều hòa lượng đường trong máu cơ thể con người.
Cách dùng:
• Hành tây xào: Sử dụng 250g hành tây xào chín ăn, món ăn giúp ôn trung, hạ khí, tiêu cốc, chữa đái tháo đường.
• Hành tây sống: Bệnh nhân có thể chế biến thành các món nộm hoặc dưa góp cũng rất dễ ăn.
• Hành tây luộc: dùng củ hành tây khoảng 100g, rửa sạch, chân với nước sôi, vớt ra thêm gia vị vừa ăn, ăn 2 lần trong ngày, sẽ hỗ trợ giảm nhẹ các chứng bệnh của đái tháo đường.

Quả lựu (thừu lựu)

Không chỉ có hương vị tuyệt vời, lựu còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Và thú vị hơn nữa, ngay cả vỏ lựu và hoa lựu cũng giúp kiểm soát tiểu đường một cách hiệu quả.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes, Obesity and Metabolism cho thấy lựu chứa PPAR alpha – một chất không chỉ giúp điều tiết sự hấp thụ axit béo và quá trình oxy hóa, giảm viêm và hỗ trợ chức năng mạch máu mà còn giúp giảm các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Ngoài ra lựu rất giàu chất chống oxy hóa nên có tác dụng đối phó với sự căng thẳng do oxy hóa, từ đó giúp cải thiện chức năng não bộ. Một nghiên cứu năm 2011 cũng cho thấy bổ sung lựu cùng với các loại thuốc trị đái tháo đường không chỉ giúp đẩy lùi quá trình oxy hóa mà còn cải thiện khả năng học tập và ghi nhớ ở bệnh nhân tiểu đường.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 250gr quả lựu tươi ép nước chia làm ba phần uống trước bữa ăn, cũng có thể ăn quả tươi.
Hy vọng với những  thông tin được chia sẻ trong bài sẽ giúp bạn bổ sung những món ăn giàu dinh dưỡng hỗ trợ ổn định đường huyết. Các bài viết của chúng tôi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc thuốc chữa bệnh. Vì vậy bạn vẫn cần phải uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bật mí cho bạn sản phẩm Khang đường Tâm Hồng Phúc là giải pháp tốt nhất hỗ trợ làm giảm và ổn định đường huyết, giảm các biến chứng của bệnh đái tháo đường; hỗ trợ giảm cholesterol, mỡ máu, giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

Tâm Hồng Phúc

Chúng tôi nỗ lực phấn đấu tạo ra một môi trường dược phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành hợp lý đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng với những tiêu chuẩn của khu vực và trên thế giới đến tận tay bệnh nhân.

Trả lời