Bạn có biết người tiểu đường dễ mắc bệnh võng mạc hơn người bình thường?

Đối phó với tiểu đường không phải chuyện dễ dàng, ngăn chặn và khắc phục biến chứng tiểu đường để lại còn khó khăn hơn. Theo thống kê, trên thế giới hiện nay cứ 6 bệnh nhân tiểu đường lại có một người chết do biến chứng gây ra. Nếu không ý thức rõ sự nguy hiểm của biến chứng, con số này sẽ còn đáng báo động hơn nữa. Một trong những biến chứng tiểu đường người bệnh thường phớt lờ là bệnh võng mạc do tiểu đường. Nói một cách dễ hiểu, mắt người tiểu đường dễ mắc bệnh lý võng mạc hơn người bình thường. Vậy chính xác các võng mạc biến chuyển thế nào ở người tiểu đường? Làm sao để ngăn chặn những biến chứng này xảy ra? Mời bạn đọc theo dõi trong bài viết sau: 

Nguyên nhân gây bệnh võng mạc:

Thời gian người bệnh phải điều trị tiểu đường là yếu tố then chốt gây ra bệnh võng mạc ở bệnh nhân tiểu đường. Người mắc bệnh càng lâu, chế độ kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng (như đường huyết, huyết áp, mỡ máu) càng kém, càng dễ có biến chứng võng mạc. 

Các nghiên cứu cho thấy, sau 20 năm mắc bệnh thì hầu hết các bệnh nhân tiểu đường loại 1 và hơn 60% các trường hợp loại 2 đều có bệnh võng mạc tiểu đường.

Các giai đoạn của bệnh võng mạc tiểu đường:

Tùy vào mức độ tác động của bệnh lý võng mạc mà người ta chia bệnh võng mạc ở bệnh nhân tiểu đường thành 4 giai đoạn khác nhau: 

Giai đoạn 1: Là giai đoạn sớm nhất, các mạch máu nhỏ trên võng mạc bị phồng lên, giống như những quả bóng li ti.

Giai đoạn 2: Bệnh tiếp tục tiến triển, một số mạch máu nuôi dưỡng võng mạc bị tắc, các chất dịch từ trong lòng mạch máu thoát ra ngoài.

Ví dụ lipid, hồng cầu tạo thành các đám xuất tiết, xuất huyết trên võng mạc.

Giai đoạn 3: Tình trạng bệnh nặng hơn, số lượng mạch máu bị tắc nhiều hơn, dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng tại vùng võng mạc tương ứng. Cơ chế bảo vệ của cơ thể thúc đẩy sản sinh ra các mạch máu mới nhằm bù trừ cho vùng võng mạc bị khiếm dưỡng.

Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh. Võng mạc lúc này xuất hiện nhiều mạch máu mới (tân mạch). Tân mạch có cấu trúc yếu hơn mạch máu bình thường, thành mạch mỏng manh, dễ vỡ. Các tân mạch này nhanh chóng được tạo thành không chỉ trên võng mạc mà còn tiến vào khoang dịch kính, kéo theo các mô sợi. Bản thân các tân mạch không gây ra bất kỳ triệu chứng gì, tuy nhiên do thành mạch yếu, dễ vỡ gây xuất huyết (chảy máu).

Triệu chứng của bệnh lý võng mạc:

Khi bị tiểu đường, chính bản thân người bệnh cũng chưa hẳn ý thức rằng mình có nguy cơ mắc các bệnh võng mạc. Với người bệnh lớn tuổi, bệnh võng mạc thường được xem nhẹ như biểu hiện của tuổi cao. Mãi tới khi bệnh trở nặng, người bệnh mới chịu đi thăm khám và điều trị. Bệnh lúc này là rất khó đối phó và có nguy cơ dẫn đến mù lòa cao. Do đó, nhận biết sớm dấu hiệu bệnh võng mạc tiểu đường là việc nên được đặt lên hàng đầu. Một số dấu hiệu của bệnh võng mạc tiểu đường có thể kể đến là:

  • Nhìn mờ, nhìn hai hình, nhìn hình biến dạng hoặc đọc khó.
  • Thấy ruồi bay, những đốm đen như bồ hóng hoặc đốm đỏ xuất hiện trước mắt.
  • Giảm thị lực một phần hoặc hoàn toàn, thấy bóng hoặc màng mờ che trước mắt.
  • Đau nhức, nặng mắt hoặc đỏ mắt thường xuyên.

Các biện pháp phòng bệnh võng mạc tiểu đường:

Những phương pháp dưới đây không chỉ có thể giảm thiểu yếu tố nguy cơ mắc bệnh võng mạc mà còn rất tốt cho người bệnh tiểu đường:

  • Khám mắt định kỳ để xác định sớm các tổn thương
  • Kiểm soát tốt đường huyết, giúp phòng ngừa biến chứng không chỉ ở mắt mà còn ở các cơ quan khác như tim, thận, não, mạch máu ngoại vi…Kiểm tra HbA1C.
  • Luôn giữ huyết áp, cholesterol máu ở mức cho phép.
  • Bỏ thuốc lá và tránh xa môi trường khói thuốc.
  • Đến khám ngay tại chuyên khoa mắt nếu bạn có một hay nhiều dấu hiệu sau như nhìn mờ, nhìn đôi, thị lực suy giảm, khó đọc, mắt đỏ, đau mắt, ruồi bay.
  • Ngoài ra, nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin như bơ, rau muống, cà chua, trái cây họ cam, quýt,…

Trên đây là một số thông tin về bệnh võng mạc tiểu đường, Hy vọng với những thông tin này, người đọc có thể hiểu thêm về một loại biến chứng “đáng gờm” tiểu đường có thể gây ra. Bệnh võng mạc không chỉ xảy ra với người tiểu đường mà có thể “ập đến” với bất cứ ai. Chính vì vậy, hãy lưu tâm tới những kiến thức trên. Đồng thời, bạn đọc cũng đừng quên chia sẻ tới mọi người xung quanh để cùng nhau xây dựng một cộng đồng thật khỏe mạnh nhé!

Nếu bạn đang băn khoăn về một sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường, đừng bỏ qua tìm hiểu – Khang đường Tâm Hồng Phúc – Được Viện Sĩ, Giáo Sư, Tiến Sĩ Khoa Học Bác Sỹ Đái Duy Ban gửi gắm tâm huyết cả đời mình.

Tâm Hồng Phúc

Chúng tôi nỗ lực phấn đấu tạo ra một môi trường dược phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành hợp lý đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng với những tiêu chuẩn của khu vực và trên thế giới đến tận tay bệnh nhân.

Trả lời