Bạn biết gì về biến chứng loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường?

Với người bệnh tiểu đường, biến chứng luôn là vấn đề làm họ cảm thấy khiếp sợ. Có rất nhiều loại biến chứng khác nhau. Độ nguy hiểm cũng không thể lường trước, nhất là với những người bệnh có tâm lý chủ quan, lơ là hoặc thiếu hiểu biết về bệnh tình, biến chứng lại càng dễ đe dọa họ hơn. Thực chất, không phải tất cả những người bệnh tiểu đường đều sẽ gặp các biến chứng không mong muốn. Chỉ cần chủ động phòng tránh và điều trị kịp thời, việc đối phó với tiểu đường và biến chứng tiểu đường sẽ trở nên dễ dàng hơn những gì bạn nghĩ. Đấy là lý do mà bạn nên đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về một loại biến chứng nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường – biến chứng loét bàn chân. 

Loét bàn chân bệnh tiểu đường
(Hình ảnh minh họa loét bàn chân)

Nội dung chính

Biến chứng lở loét bàn chân bệnh tiểu đường thực chất là gì?

Theo thống kê, biến chứng lở loét bàn chân xảy ra với khoảng 15% bệnh nhân tiểu đường. Loại biến chứng này là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc cắt cụt chi không qua chấn thương. Biến chứng loét bàn chân có thể xảy ra ở cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. 

Theo thời gian, lượng đường huyết tăng cao sẽ gây tổn thương tới các dây thần kinh ngoại biên. Tình trạng này kéo dài có thể làm tê bì các chi, đặc biệt là hai chi dưới. Đây là điều kiện thuận lợi cho biến chứng loét bàn chân xảy ra.

Những vết thương, vết xước dù là nhỏ nhất cũng rất nghiệm trọng với người tiểu đường. Mọi tổn thương ngoài da đều có thể dẫn đến viêm nhiễm, lở loét. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu bệnh nhân tiểu đường luôn ở mức cao nên các loại vi khuẩn, nấm mốc có môi trường để phát triển. 

Thế mới biết biến chứng loét bàn chân ở người tiểu đường nếu không được chú ý phát hiện và điều trị kịp thời sẽ trở thành mối nguy lớn.

Nguyên nhân nào dẫn đến biến chứng loét bàn chân?

Biến chứng loét bàn chân xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố như: 

  • Biến chứng thần kinh (vận động, cảm giác, tự động).
  • Biến chứng mạch máu làm giảm tưới máu.
  • Chậm liền vết thương.
  • Tăng áp lực quá mức vùng bàn chân (bàn chân Charcot).
  • Biến chứng loét bàn chân có dấu hiệu gì?
  • Dấu hiệu đầu tiên của loét chân là chảy nước từ bàn chân làm bẩn tất hoặc mùi khó chịu. Ngoài ra, triệu chứng sưng chân cũng là dấu hiệu ban đầu phổ biến.
  • Dấu hiệu thứ hai và cũng là dễ nhận biết nhất của vết loét chân nghiêm trọng là mô đen bao quanh vết loét (Eschar). Vết loét được hình thành là do máu không lưu thông đến khu vực xung quanh vết loét.
  • Trên thực tế, triệu chứng loét chân không phải lúc nào cũng rõ ràng. Đôi khi, sẽ không có bất cứ dấu hiệu nào cho đến khi vết loét bị nhiễm trùng. Chính vì vậy, bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ nếu phát hiện sự đổi màu da. 
  • Bệnh nhân không nên để tới khi các mô đã chuyển sang màu đen hoặc cảm thấy bất kỳ đau đớn xung quanh một khu vực da xuất hiện vết chai mới xử lý.

Người bệnh phải làm gì để phòng tránh biến chứng loét bàn chân?

Kiểm tra bàn chân mỗi ngày: Đây là yếu tố đầu tiên và tiên quyết. Bạn nên để ý tới tất cả những vấn đề bất thường như: sưng, đỏ, vết thương hở, mùi khó chịu… và đi gặp bác sĩ ngay.

Rửa chân hàng ngày: Giữ đôi chân sạch sẽ để tránh nhiễm trùng bằng cách rửa bằng nước ấm hoặc nước muối

Sử dụng dung dịch sát khuẩn: Biện pháp này giúp loại bỏ các mầm bệnh. Do miễn dịch của bệnh tiểu đường thường suy giảm nên điều này là cần thiết. 

Mang giày, tất thường xuyên: Điều này giúp bảo vệ chân khỏi bị thương bởi tác động xung quanh. Luôn đi giày khi ra ngoài và sử dụng tất khi đi trong nhà. Giày và tất cũng cần làm sạch thường xuyên. Bạn cũng không nên đi giày quá chặt để giảm áp lực tới chân.

Thúc đẩy lưu lượng máu đến bàn chân: Để được như vậy, bạn cần tập luyện thường xuyên, không nên ngồi một chỗ quá lâu.

Cắt móng chân cẩn thận, thường xuyên: Bạn cũng không nên cắt móng chân quá sát

Giữ đôi chân khỏi môi trường quá nóng và lạnh. 

Kiểm tra bàn chân thường xuyên: Đây là chìa khóa để ngăn ngừa nhiễm trùng, loét bàn chân.

Kiểm soát lượng đường trong máu: Đường trong máu quá cao là nguyên nhân gây ra loét bàn chân. Người bệnh ngoài tập thể dục thường xuyên còn cần kiểm tra đường huyết để tránh tình trạng này.

Đến đây chắc bạn cũng đã nhận ra độ nguy hiểm mà biến chứng loét bàn chân gây ra rồi đúng không nào? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về loại biến chứng “đáng gờm” này. Đồng thời, hãy trang bị cho mình một kiến thức tốt về tiểu đường cũng như một lối sống thật khoa học để căn bệnh tiểu đường phải “nể sợ” bạn nhé!

Nếu bạn đang băn khoăn về một sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường, đừng bỏ qua tìm hiểu – Khang đường Tâm Hồng Phúc – Được Viện Sĩ, Giáo Sư, Tiến Sĩ Khoa Học Bác Sỹ Đái Duy Ban gửi gắm tâm huyết cả đời mình.

Tâm Hồng Phúc

Chúng tôi nỗ lực phấn đấu tạo ra một môi trường dược phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành hợp lý đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng với những tiêu chuẩn của khu vực và trên thế giới đến tận tay bệnh nhân.

Trả lời