Đường cho người bị tiểu đường, loại nào phù hợp nhất?

“Người bệnh tiểu đường tuyệt đối không được sử dụng đường cho các bữa ăn hằng ngày” liệu có phải là nhận định đúng? Đúng là bệnh nhân tiểu đường không nên ăn đường, nhưng chưa hẳn cắt giảm hoàn toàn đường sẽ khiến bệnh tình thuyên giảm. Thực chất, một lượng đường rất nhỏ trong các bữa ăn hằng ngày là hoàn toàn cho phép cho người bị tiểu đường. Chính vì vậy, thay vì sầu não do đã trót dùng một chút đường trong bữa ăn trước, bạn đọc có thể tham khảo một số loại đường “đặc biệt” cho người tiểu đường trong bài viết dưới đây:

 

đường cho người bị tiểu đường
(Đường phù hợp dành cho người bị tiểu đường)

Đường nhân tạo là loại đường không chứa dinh dưỡng, sinh ra năng lượng thấp và độ ngọt cân bằng. Do đường nhân tạo dùng riêng cho người đang điều trị tiểu đường nên lượng carbohydrate được hạn chế tối đa. Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng đường nhân tạo cho các bữa ăn hằng ngày mà không lo ảnh hưởng tới đường huyết. 

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chú ý đến nhiều loại thực phẩm khác trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày để chỉ số đường huyết của cơ thể luôn ổn định. 

  • Các loại đường cho bị người tiểu đường nhân tạo khuyên dùng:

Bệnh nhân đang điều trị tiểu đường được phép dùng một lượng đường nhỏ thực đơn hằng ngày. Dưới đây là một số loại đường khuyên dùng cho người tiểu đường:

  • Đường sucralose:

Đường Sucralose được chế xuất dành riêng cho người tiểu đường và đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Đường có độ ngọt lớn, gấp 600 lần so với loại đường kính bình thường. Thêm vào đó, đường Sucralose có ưu điểm không đổi mùi, không mất vị ngọt dù nấu ở nhiệt độ cao.

Lưu ý: Không nên lạm dụng, nên sử dụng trong khoảng 15 mg/1kg thể trọng/ngày. Nếu biết dùng đúng cách, Sucralose chính là vị cứu tinh để chế độ ăn kiêng của người tiểu đường trở nên đơn giản và dễ chịu.

  • Đường saccharin:

Đây cũng là một loại đường cho người bị tiểu đường thường dùng. Đường saccharin không chứa calo và ngọt hơn khoảng từ 200 – 700 lần các loại đường kính thông thường.

Đường Saccharin không tạo ra năng lượng, không gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin của cơ thể. Người bệnh tiểu đường có thể yên tâm sử dụng loại đường này trong ăn uống thường ngày. Hàm lượng sử dụng an toàn của Saccharin là dưới 15 mg/1kg thể trọng.

Lưu ý: Phụ nữ đang trong quá trình mang thai không nên sử dụng đường Saccharin. Một số nghiên cứu cho thấy, đường saccharin không an toàn tuyệt đối với sức khỏe thai kỳ.

  • Đường Aspartame: 

Aspartame cũng là loại đường có độ ngọt tương đối cao, gấp khoảng 200 lần so với đường mía thông thường. Loại đường này được bày bán rộng rãi trên thị trường với nhiều tên thương hiệu khác nhau. Nhiều nghiên cứu nhận định, đường Aspartame khi được dung nạp vào cơ thể sẽ ít bị thẩm thấu trong máu. Đó là lý do mà Aspartame được xếp vào nhóm đường khuyên dùng cho bệnh nhân tiểu đường.

Lưu ý: Một số tác dụng phụ như mệt mỏi, đau đầu, nóng rát lưỡi, dị ứng da… có thể phát sinh nếu dùng quá liều lượng cho phép. Loại đường này có một nhược điểm nữa là không giữ được độ ngọt khi chế biến ở nhiệt độ cao.

  • Đường Palatinose: 

Là cacbonhydrat khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành đường Glucose. Từ đó cung cấp năng lượng ổn định và liên tục cho tế bào não. Đường Palatinose có thể thay thế đường mía và giúp ổn định chỉ số đường huyết.

  • Đường Stevia:

Là loại chất làm ngọt tự nhiên được bào chế từ cây cỏ ngọt. Loại đường này còn được gọi với tên gần gũi hơn là đường cỏ ngọt. Đường Stevia có độ ngọt lớn hơn khoảng gần 300 lần so với đường kính thông thường.

Đường Stevia không chứa calo cũng không làm tăng chỉ số đường trong máu. So với các sản phẩm thay thế đường khác trên thị trường, Stevia có giá cao hơn.

Lưu ý: Stevia vẫn tồn tại một dư vị cay đắng mà nhiều người có thể thấy khó chịu. Thống kê còn cho thấy rằng, một số ít người có thể bị đầy hơi, buồn nôn khi mới dùng đường Stevia.

  • Đường Acesulfame K:

Loại đường này cũng có thể dành cho bệnh nhân tiểu đường vì độ ngọt gấp khoảng 200 lần so với đường kính bình thường. Tuy nhiên, đường Acesulfame K vẫn còn dư vị đắng nên có thể sẽ khiến nhiều người khó chịu. 

Các nghiên cứu cho thấy, đường Acesulfame K không chứa calo. Đồng thời chúng sẽ bị đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa khi dung nạp vào cơ thể. Bạn có thể dùng đường Acesulfame K với hàm lượng an toàn khoảng 15 mg/1kg thể trọng.

  • Một số phương pháp hạn chế tiêu thụ đường:

Không thể phủ nhận rằng rất khó để cắt bỏ hoàn toàn đường trong chế độ ăn. Tuy nhiên, về lâu về dài, không chỉ bệnh nhân tiểu đường mà tất cả chúng ta cũng nên hạn chế lượng đường nạp vào mỗi ngày để phòng tránh các bệnh mà lượng đường cao chính là tác nhân. Dưới đây là một số gợi ý bạn đọc có thể áp dụng để giảm đường mỗi ngày:

  • Dùng các loại đồ ngọt tự nhiên như hoa quả, trái cây thay vì ăn bánh kẹo, socola,…
  • Sử dụng chất tạo ngọt thay cho đường khi chế biến món ăn
  • Nấu ăn ở nhà nhiều hơn thay vì ra ngoài ăn
  • Uống nước ép hoặc các loại nước, sữa chứa ít đường 
  • Đọc bảng thành phần trên bao bì sản phẩm trước khi sử dụng

Đối với bệnh nhân tiểu đường, chế độ dinh dưỡng hằng ngày quyết định rất lớn tới việc điều trị bệnh. Đúng là không thể “khước từ” hương vị ngọt ngào từ đường, nhưng hạn chế nạp đường vào cơ thể vẫn là điều nên làm không của riêng ai. Để kiểm soát tốt nhất lượng đường trong máu, hãy cân nhắc kỹ khi sử dụng các loại đường trên cho các bữa ăn hằng ngày bạn nhé!

Nếu đang băn khoăn về một sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường, đừng bỏ qua tìm hiểu – Khang đường Tâm Hồng Phúc – Được Viện Sĩ, Giáo Sư, Tiến Sĩ Khoa Học Bác Sỹ Đái Duy Ban gửi gắm tâm huyết cả đời mình.

Tâm Hồng Phúc

Chúng tôi nỗ lực phấn đấu tạo ra một môi trường dược phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành hợp lý đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng với những tiêu chuẩn của khu vực và trên thế giới đến tận tay bệnh nhân.

Trả lời