Giảo cổ lam – Thần dược nước Nam, công dụng “siêu phàm” không phải ai cũng biết

Người người bấy lâu nay sử dụng giảo cổ lam như một loại trà ngon để nhâm nhi cùng nhau. Nhưng “câu chuyện” thực sự đằng sau loại cây tưởng chừng bình thường này lại không mấy ai biết. Cùng tìm hiểu về công dụng thực sự của thần dược mang tên “Giảo cổ lam” qua bài viết sau nhé!

Nguồn gốc

Giảo cổ lam tên khoa học là (Gynostemma pentaphyllum (Thunb) Makino, họ Cucurbitaceae còn có tên là Cam Trà vạn, Thất diệp đởm, cây trường sinh, cây cỏ Thần kỳ, lần đầu tiên được ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư” quyển hạ năm 1639. Từ xa xưa Giảo cổ lam được sử dụng cho vua chúa để tăng sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp. Người Trung Quốc từ lâu xem cây này như thuốc trường sinh. Người dân ở tỉnh Quý Châu uống trà Giảo cổ lam thường xuyên thì sống rất thọ. Người Nhật Bản thời xưa cũng đã biết dùng làm trà tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Ở Việt Nam có hai loài đều được dùng làm thuốc. Giảo cổ lam (còn gọi là dền toòng, dần toòng – theo tiếng Tày ở Cao Bằng, Lạng Sơn) phân bố chủ yếu ở một số tỉnh miền núi, bao gồm Lào Cai (Sa Pa), Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hoà Bình,…

  • Thành phần hóa học:

Giảo cổ lam chủ yếu chứa saponin, ngoài ra có chứa nhiều flavonoid (chất có tác dụng sinh học cao và có tác dụng chống lão hóa mạnh) và acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se.

  • Nghiên cứu lâm sàng:

Nghiên cứu của GS.Tan H., Liu Z.L., Liu MJ chứng minh loài cây này có tác dụng kìm hãm sự tích tụ tiểu cầu, làm tan cục máu đông, chống huyết khối, tăng cường lưu thông máu lên não.

Nghiên cứu của Wang C. Và cộng sự chứng minh Giảo cổ lam kìm hãm sự phát triển của khối u mạnh.

Năm 1997 GS. Phạm Thanh Kỳ đi công tác tại Lào Cai đã phát hiện thấy cây Giảo cổ lam trên núi Phanxipang. Sau khi được GS. Vũ Văn Chuyên xác định tên khoa học chính xác là Gynostemma pentaphyllum, GS. Kỳ đã đăng ký đề tài nghiên cứu cấp nhà nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Giảo cổ lam chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpen kiểu dammaran, trong đó có nhiều loại có cấu trúc rất giống với saponin có trong Nhân sâm và Tam thất (vì vậy có tên Ngũ diệp sâm, Sâm nam). Đồng thời, nó đã được thử độc tính cấp, bán cấp, trường diễn và xác định cây không có độc.

  • Công dụng:

Ngoài tác dụng làm đẹp, làm trà ngon và làm rau ăn, Giảo cổ lam còn là loại “thần dược”:

  • Làm giảm mỡ máu, nhất là đối với cholesterol toàn phần. Điều trị cho kết quả tốt, ngăn ngừa vữa xơ mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết
  • Làm giảm căng thẳng mệt mỏi. Nó giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Cải thiện các triệu chứng cơ năng cho người bệnh như giúp ăn ngủ tốt, hạn chế số lần tiểu đêm.
  • Nhuận gan, lợi mật, giúp tiêu hóa tốt, hết hoa mắt, chóng mặt, đau đầu do thiếu máu não.

Tổng kết

Giảo cổ lam có tác dụng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, và làm tan mỡ trong thành mạch, lưu thông mạch máu, làm dung nạp insulin ở tế bào.

Trong nhiều nghiên cứu được thẩm định, loài cây này còn có những tác dụng khác như:

  • Giúp bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa xơ mỡ mạch máu.
  • Chống các tai biến về tim, mạch, não, chống lão hóa.
  • Ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc.
  • Ngăn ngừa ung thư não, phổi, dạ dày, thận, vú, tử cung, da, tuyến tiền liệt, tuyến giáp…

Giảo cổ lam là một trong sáu vị đông y có trong sản phẩm Khang đường Tâm Hồng Phúc – giải pháp tốt nhất hỗ trợ làm giảm và ổn định đường huyết, giảm các biến chứng của bệnh đái tháo đường; hỗ trợ giảm cholesterol, mỡ máu, giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

Tâm Hồng Phúc

Chúng tôi nỗ lực phấn đấu tạo ra một môi trường dược phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành hợp lý đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng với những tiêu chuẩn của khu vực và trên thế giới đến tận tay bệnh nhân.

Trả lời