Sợi dây vô hình giữa kháng insulin và tiểu đường

Có thể bạn chưa biết, “kháng insulin” có nghĩa là cơ thể bạn không đáp ứng đúng với insulin mà cơ thể đã tạo ra. Theo thời gian, tình trạng này sẽ dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Về lâu dần, kháng insulin có thể dẫn đến tiểu đường type 2. Tuy nhiên, kháng insulin có thực sự là nguyên nhân thứ phát đẩy cơ thể tới cái bẫy mang tên “tiểu đường” hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Kháng insulin thực chất là gì? 

Insulin là hormon sản xuất bởi các tế bào beta của tuyến tụy. Thông thường một lượng nhỏ insulin được bài tiết sau mỗi bữa ăn để giúp vận chuyển glucose vào các tế bào của cơ thể, tạo ra năng lượng. 

Kháng insulin, thực chất là đề kháng insulin là giảm khả năng đáp ứng với tác dụng của insulin. Nó xuất hiện đặc biệt ở các mô cơ và mô mỡ. 

Nguyên nhân nào dẫn đến kháng insulin?

Nguyên nhân gây đề kháng insulin hiện chưa được biết rõ. Nó được xem một phần do các yếu tố di truyền, bao gồm cả yếu tố chủng tộc. Ngoài ra, nguyên nhân cũng đến từ một phần do lối sống. Đa số bệnh nhân đề kháng insulin thường không có triệu chứng gì đặc hiệu. Trong hầu hết các trường hợp cơ thể “chung sống hòa bình” với nhu cầu tăng sản xuất insulin trong nhiều năm. Khi sản xuất insulin không còn đáp ứng được với yêu cầu, tăng đường huyết sẽ xảy ra. Khi lượng đường huyết đạt đến một mức độ cao cần thiết, tiểu đường sẽ xuất hiện; lượng đường huyết cao sẽ gây tổn thương mạch máu ở nhiều cơ quan bộ phận, bao gồm cả thận.

Đề kháng insulin kết hợp với đường huyết cao là những yếu tố nguy cơ hình thành tiểu đường type II. Những thay đổi về lipids máu tạo ra các mảng xơ vữa trong động mạch. Điều này sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. 

Làm thế nào để chẩn đoán kháng insulin?

Để chẩn đoán kháng insulin, bác sĩ sẽ phải hỏi về các triệu chứng hiện tại, tiền sử bệnh của bản thân và tiền sử y tế của gia đình bạn. Tiếp theo là kiểm tra chiều cao cân nặng và huyết áp. Để khẳng định chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm máu như sau:

  • Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose): Xét nghiệm này đo lượng đường trong máu của bạn sau khi lần ăn gần nhất cách ít nhất 8 giờ.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (oral glucose tolerance test): Đầu tiên, bạn sẽ làm xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói. Sau đó, bạn sẽ uống lượng glucose tương đương với 75g glucose. Hòa tan trong 250-300ml nước, uống trong 5 phút. Hai giờ sau, xét nghiệm lại glucose huyết tương.
  • Xét nghiệm HbA1c: Xét nghiệm máu này cho thấy lượng đường trong máu trung bình của bạn trong 2 đến 3 tháng qua. Các bác sĩ sử dụng xét nghiệm này để chẩn đoán tiền tiểu đường hoặc tiểu đường.

Con đường từ kháng insulin tới tiểu đường type 2.  

Khi có kháng insulin, tuyến tụy của bạn sẽ tạo thêm insulin để bù vào, trong một thời gian ngắn, việc này sẽ đưa lượng đường trong máu của bạn trở về bình thường.

Tuy nhiên, theo thời gian, tuyến tụy không thể tăng cường sản xuất để có thể bù lại lượng insulin để đưa glucose vào tế bào. Nếu bạn không thay đổi cách ăn uống và tập thể dục, lượng đường trong máu sẽ tăng cho đến khi bạn bị tiền tiểu đường. Khi đó, các kết quả xét nghiệm máu sẽ cho thấy:

  • Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói: 100-125
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống: 140-199 sau xét nghiệm thứ hai
  • Kết quả HbA1c từ 5,7% đến 6,4%

Nếu bạn không thể kiểm soát tình trạng tiền tiểu đường thì sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường type 2:

  • Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói: 126 hoặc cao hơn
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống: 200 hoặc cao hơn sau xét nghiệm thứ hai
  • Kết quả HbA1c từ 6.5% trở lên

Điều trị và phòng ngừa khó hay dễ?

Đến đây, có lẽ bạn đã nhận ra rằng đề kháng insulin có thể dẫn tới đái tháo đường và sẽ là không thể nếu bạn chọn đúng hướng đi phải không nào? Dưới đây sẽ là một số gợi ý để đảo ngược tình thế và phòng ngừa tiểu đường type 2:

  • Tập thể dục: Đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày trở lên trong một tuần.
  • Đạt trọng lượng phù hợp: Nếu bạn không chắc chắn cân nặng bao nhiêu là phù hợp với bạn hoặc làm thế nào để đạt được mục tiêu giảm cân, hãy xin ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện kế hoạch này.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: ăn trái cây, rau, ngũ cốc, các loại hạt, đậu, cá, các loại đậu và protein nạc.
  • Uống thuốc tây y: Bác sĩ có thể kê đơn một loại thuốc được gọi là metformin (Fortamet, Glucophage, Glumetza, Riomet) để kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Uống thực phẩm chức năng có các thành phần: Cao dây thìa canh, khổ qua, ngũ vị tử, cam thảo….

Kết luận

Nếu được điều trị đúng cách và kịp thời, kháng insulin sẽ không còn là nỗi lo. Ngược lại, nếu chủ quan, lơ là cảnh giác, biến chứng của đề kháng insulin cũng rất khó lường đấy! Hy vọng với những thông tin trên, người đọc có thể củng cố thêm tư trang về sức khỏe của mình và nhìn nhận đúng hơn về kháng insulin cũng như cách phòng bệnh tiểu đường. Có như vậy, sợi dây vô hình giữa kháng insulin và tiểu đường mới được gỡ bỏ

Ngoài ra, chúng tôi xin gửi tới bạn một gợi ý nhỏ là sản phẩm – Khang đường Tâm Hồng Phúc – giải pháp tốt nhất hỗ trợ làm giảm và ổn định đường huyết, giảm các biến chứng của bệnh đái tháo đường; hỗ trợ giảm cholesterol, mỡ máu, giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

Tâm Hồng Phúc

Chúng tôi nỗ lực phấn đấu tạo ra một môi trường dược phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành hợp lý đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng với những tiêu chuẩn của khu vực và trên thế giới đến tận tay bệnh nhân.

Trả lời