Những bệnh viêm nhiễm thường gặp ở người bị tiểu đường

Sức đề kháng của cơ thể người bệnh tiểu đường thường yếu hơn những người bình thường rất nhiều nên thường hay tạp nhiễm các bệnh khác. Hơn nữa khi đã nhiễm bệnh thì thời gian chữa khỏi cũng dài hơn người bình thường.

Khi lượng đường trong máu cao là môi trường tốt cho vi khuẩn và nấm sinh trưởng, nếu khống chế không tốt thì cơ chế miễn dịch trong cơ thể sẽ bị suy giảm. Ngoài ra, viêm nhiễm lại làm tăng quá trình rối loạn trao đổi chất, thậm chí gây trúng độc acid ceton cấp tính. Do đó giữa bệnh tiểu đường và viêm nhiễm vừa có quan hệ nhân quả, vừa ảnh hưởng lẫn nhau.

Có thể phân ra các loại viêm nhiễm sau:

Viêm nhiễm đường hô hấp

Người bị bệnh tiểu đường dễ bị các bệnh cấp hoặc mãn tính như viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi… Tỉ lệ mắc lao phổi cao gấp 2 – 4 lần so với người bình thường. Các bệnh này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe nên cần khống chế bệnh tiểu đường và nhanh chóng chữa khỏi bệnh lao phổi.

Chính vậy, mỗi năm bệnh nhân bị tiểu đường cần phải chụp X quang kiểm tra phổi 1 – 2 lần nhằm sớm phát hiện và chữa trị bệnh đường hô hấp kịp thời.

Viêm nhiễm hệ tiết niệu

Tỷ lệ phát sinh bệnh này chỉ đứng sau bệnh viêm đường hô hấp, nhất là ở người già và phụ nữ. Triệu chứng là: Tiểu nhiều, đái buốt, đái rắt, cơ thể nhiệt, toàn thân khó chịu… Xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy lượng bạch cầu tăng. Cũng có trường hợp bị viêm nhiễm hệ tiết niệu nhưng lại không có triệu chứng gì, bởi vậy bệnh nhân nên đi khám định kỳ để chẩn đoán bệnh chính xác, nhằm kịp thời chữa trị bằng các loại kháng sinh chống tạp nhiễm đường bài tiết.

Viêm nhiễm da

Gồm nhiều dạng viêm có mủ, ví dụ như viêm chân lông, mụn, nhọt, tổ đỉa,… Đối với những loại viêm nhiễm này cần kịp thời dùng thuốc chữa trị, nếu cần thiết có thể can thiệp bằng ngoại khoa. Ngoài ra nấm cũng có tác nhân gây bệnh thường gặp, biểu hiện như ngứa chân tay, ngứa âm hộ… Do vậy, người tiểu đường cần giữ da sạch sẽ, tránh bị tổn thương, kịp thời điều trị bất kỳ tổn thương nào dù nhỏ nhất ở ngoài da.
Dễ bị hoại tử chi dưới

Do quá trình trao đổi chất của cơ thể bị rối loạn trong một thời gian quá dài nên người bị bệnh tiểu đường hay bị biến chứng thần kinh chi dưới và biến chứng mạch máu nhất là vùng bàn chân rất dễ bị tổn thương và gây tạp nhiễm. Những tạp nhiễm đó rất khó khống chế, nó lan dần và cuối cùng là hoại thư chi dưới phải cắt bỏ đi.

Người bệnh cần chú ý khi cắt móng tay hoặc bị trầy da, cắt móng chân quá ngắn sẽ lún vào thịt gây tổn thương ở ngón tạo điều kiện dễ bị lây nhiễm, hoặc đi giày không vừa làm đau hoặc sát thương bàn chân.

Những bệnh tạp nhiễm khác

Người bệnh tiểu đường còn mắc chứng nha chu, tạp nhiễm ở phần bàn chân, viêm nhiễm ác tính, hệ thống gan mật bị tạp nhiễm. Ngoài ra người bệnh tiểu đường sau bị phẫu thuật thường dễ bị tạp nhiễm hơn người bình thường và bị chứng hoại huyết nhiều hơn những người bình thường rất nhiều.

Người bệnh tiểu đường nên thận trọng và chú ý đến bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể, bởi đó có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm các bệnh khác. Một số ví dụ về sự thay đổi trên cơ thể của bệnh nhân tiểu đường nên được cảnh báo như: sốt, ho, tiết dịch âm đạo có mùi hôi, đau khi đi tiểu, nước tiểu đục, có máu hoặc có mùi hôi, chấn thương, xây xước da hoặc khi đang điều trị mà đường huyết tăng cao không rõ lý do thì bệnh nhân cần đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tâm Hồng Phúc

Chúng tôi nỗ lực phấn đấu tạo ra một môi trường dược phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành hợp lý đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng với những tiêu chuẩn của khu vực và trên thế giới đến tận tay bệnh nhân.

Trả lời