Tiểu đường có “ghé thăm” người trẻ không?

Theo thống kê của Bộ Y tế trong 10 năm qua, số người mắc bệnh tiểu đường ở nước ta đã tăng 211%. Con số này thể hiện tốc độ tăng của Việt Nam đang thuộc hàng “top” của thế giới. Đặc biệt hơn, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc tiểu đường cũng ngày càng đáng báo động. Người trẻ ở đây không chỉ là thanh niên, trẻ vị thành niên mà ngay cả những em bé cũng có thể mắc tiểu đường. Liệu có phải do lối sống, do tâm lý chủ quan hay do tiểu đường ngày càng “lắm chiêu”? Hãy đồng hành cùng chúng tôi trong bài viết sau để tìm hiểu về hiện trạng này!

Bệnh tiểu đường ở người trẻ đang diễn ra thế nào?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ nguy hiểm chẳng khác gì ung thư. Vậy mà hiện nay, thế hệ trẻ vẫn đang ung dung, lạc quan khi nghĩ mình không có nguy cơ mắc tiểu đường. Trên thực tế, căn bệnh này đang “gõ cửa” người trẻ với tần suất ngày một lớn.

Bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến, các ca mắc đang ngày càng trẻ hóa. Từ 10% đến 15% người bệnh hiện nay là trẻ em. Bố mẹ thường chủ quan khi cho rằng đây là căn bệnh của người lớn tuổi. Thế nhưng, tiểu đường trên thực tế lại có thể tìm đến tất cả các lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh.

Tiểu đường type 1 thường xuất hiện ở trẻ em và người dưới 30 tuổi. Số người mắc tiểu đường type 1 chiếm từ 5% đến 10% trong tổng số bệnh nhân tiểu đường. Nếu như trước đây các bệnh nhân tiểu đường type 2 đa số đều trên 40 tuổi thì hiện nay, con số này đã khác. Trẻ em từ 9 đến 14 tuổi cũng có nguy cơ bị mắc tiểu đường type 2.

Vì sao người trẻ lại bị mắc tiểu đường?

Có nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau dẫn đến tiểu đường ở người trẻ tuổi. Thậm chí các nhà nghiên cứu cũng chưa thể xác định chính xác tất cả các yếu tố gây ra tiểu đường. Tuy nhiên, chúng ta có thể điểm qua một số nguyên nhân chính sau: 

Thứ nhất, tiểu đường do di truyền và tiểu đường thai kỳ: 

Nguyên nhân này chiếm khoảng 10-20%. Do các yếu tố di truyền đến từ cha mẹ, tuyến tụy không sản sinh insulin gây ra hiện tượng mất cân bằng đường huyết trong cơ thể. Đồng thời, việc mẹ bị nhiễm virus hoặc tăng cân quá mức cũng có thể ảnh hưởng đến việc điều tiết insulin ở con. Con sinh ra vì thế có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn những đứa trẻ khác. Trong quá trình mang thai, việc theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé là điều rất quan trọng. 

Thứ hai, dùng nhiều chất kích thích hoặc ăn uống không hợp lý là nguyên nhân gây tiểu đường ở người trẻ:

Nếu bạn dùng quá nhiều hoặc quá thường xuyên các chất kích thích, hormone giúp cân bằng đường huyết sẽ bị ảnh hưởng. Đây là yếu tố “tiên quyết” dẫn đến tiểu đường type 2 ở người trẻ.

Một thực trạng đáng báo động nữa hiện nay ở người trẻ là thói quen ăn uống không lành mạnh. Vì ngon, vì tiện lợi mà các thực phẩm đóng hộp, fastfood và đồ chiên rán đang được ưa chuộng bởi không ít bạn trẻ. Vô hình chung, đường và chất béo xấu trong các loại đồ ăn này chính lại chính là con dao hai lưỡi khó nhận ra. Một mặt gây thừa cân, mặt kia làm tăng insulin đột ngột gây mất cân bằng đường huyết và “chạm mặt” tiểu đường.

Thứ ba, nhân cơ hội bạn stress, căng thẳng, tiểu đường sẽ tìm đến: 

Tuy đây không phải là nguyên nhân chính nhưng cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường. Cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng sẽ sản sinh một vài hormone khiến cho lượng đường trong máu tiết ra nhiều, tính kháng insulin được đẩy mạnh. Insulin được tiết ra nhưng lượng đường trong máu vẫn không giảm là nguyên nhân gây tiểu đường.

Thứ tư, lối sống ít vận động: 

Hiện nay, có quá nhiều phương thức giải trí khiến người trẻ lười vận động. Điều này khiến năng lượng không được tiêu hao, tích tụ thành mỡ thừa. Rõ ràng, đây là một trong những tác nhân gây ra bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi.

Tựu chung lại, tiểu đường tuýp 1 là bệnh có tính chất di truyền. Do rối loạn tổng hợp, rối loạn cả nơi sản xuất insulin và có tính chất bẩm sinh nhiều hơn, người bệnh bắt buộc phải điều trị bằng insulin thay thế.

Tiểu đường tuýp 2 thường liên quan đến yếu tố ăn uống, lười vận động không tiêu hao năng lượng…, Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 phải điều trị bằng thuốc kết hợp điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân.

Tiểu đường ở người trẻ có dấu hiệu gì?

Một số dấu hiệu tiêu biểu của bệnh tiểu đường ở người trẻ có thể kể đến:

  • Cơ thể mệt mỏi, gầy, sút cân từ 2-15kg, có thể kéo dài trong nhiều tháng.
  • Tiểu nhiều từ 3-10 lít/ngày, khát nhiều và uống nhiều. Người bệnh có thể có các dấu hiệu mất nước như lưỡi khô, da khô, nhăn nheo, mắt trũng, môi đỏ.
  • Thường xuyên thấy đói, ăn nhiều hơn. 
  • Da hay bị ngứa và dễ bị nhiễm trùng, lâu liền vết thương.
  • Chuột rút cẳng chân vào ban đêm, tê bì chân tay.
  • Thị lực suy giảm.

Bệnh tiểu đường ở người trẻ phòng ngừa như thế nào?

Đến đây chắc bạn đọc cũng đang tò mò về cách phòng ngừa bệnh tiểu đường ở người trẻ đúng không nào? Hãy lưu tâm tới một số điều sau:

  • Tập luyện thể dục thường xuyên, cường độ vừa phải như: đạp xe, đi bộ, ngồi thiền, yoga, tập aerobic… Việc tập thể dục sẽ giúp cải thiện tác dụng và chức năng của insulin.
  • Áp dụng chế độ ăn hợp lý, nên ăn nhiều rau xanh, củ quả, hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều đường và glucid và theo dõi cân nặng.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày.
  • Thường xuyên uống nước lọc
  • Hạn chế tối đa sử dụng tối đa các loại đồ uống chứa nhiều đường, chất bảo quản và các thành phần gây bệnh tiểu đường khác.
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như: rượu bia và không hút thuốc lá.

Trên đây là một số thông tin chung mà chúng tôi đã tổng hợp về diễn biến tiểu đường ở người trẻ hiện nay. Thế mới biết tiểu đường không “bỏ sót” một ai, không “né tránh” bất kỳ ai. Tuy nhiên, nếu bạn có lối sống lành mạnh và hiểu biết đúng, việc phòng và chữa bệnh sẽ trở nên dễ dàng. Hãy biến những kiến thức trên thành hành trang của mình, hãy áp dụng các phương pháp trên thành thực tế nhé!

Nếu bạn đang băn khoăn về một sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường, đừng bỏ qua tìm hiểu – Khang đường Tâm Hồng Phúc – Được Viện Sĩ, Giáo Sư, Tiến Sĩ Khoa Học Bác Sỹ Đái Duy Ban gửi gắm tâm huyết cả đời mình.

Tâm Hồng Phúc

Chúng tôi nỗ lực phấn đấu tạo ra một môi trường dược phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành hợp lý đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng với những tiêu chuẩn của khu vực và trên thế giới đến tận tay bệnh nhân.

Trả lời