Tiểu đường ở người già thường có nguy cơ suy giảm chức năng lục phủ ngũ tạng, khả năng tử vong cao hơn rất nhiều so với tuổi trẻ. Việc phải đưa ra phương pháp chăm sóc và điều trị bệnh tiểu đường một cách khoa học để ổn định đường huyết hiệu quả và hạn chế tối đa các biến chứng khôn lường là hết sức cần thiết.
Mục tiêu điều trị tiểu đường ở người già nhằm làm giảm các triệu chứng của đường máu cao (như mệt, khát nước nhiều, đái nhiều…), phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng và các biến chứng cấp tính như hôn mê do đường máu quá cao. Mức đường máu cần đạt được ở những người già có thể cao hơn những người trẻ tuổi, cụ thể là đường máu trước bữa ăn sáng là 6 – 8 mmol/l, và đường máu sau ăn 2h là 7 – 11 mmol/l.
Nội dung chính
Sử dụng thuốc trị tiểu đường ở người cao tuổi
Hậu quả của biến chứng hạ đường máu ở các bệnh nhân cao tuổi cực kỳ nghiêm trọng, để lại nhiều di chứng thần kinh nặng nề. Khi mới bắt đầu điều trị bằng thuốc, các bệnh nhân tiểu đường cao tuổi phải kiểm tra đường máu thường xuyên trước, sau bữa ăn và trước lúc đi ngủ, thậm chí khi bệnh nhân không hề có biểu hiện bị hạ đường huyết thì việc kiểm tra vẫn rất quan trọng.
Nhìn chung các bệnh nhân cao tuổi có thể dùng được hầu hết các loại thuốc điều trị hạ đường huyết tuy nhiên bắt buộc phải khám bệnh kỹ lưỡng và làm các xét nghiệm đánh giá đầy đủ chức năng gan, thận, tim… trước khi quyết định điều trị.
Phải tuyệt đối tuân thủ những chống chỉ của các nhóm thuốc điều trị bệnh đái tháo đường. Không nên điều trị cho các bệnh nhân tiểu đường cao tuổi bằng các thuốc nhóm sulfonylurea hay gây hạ đường máu như chlorpropamide, glibenclamide.
Trong nhiều trường hợp, việc kiểm soát tiểu đường ở người già có thể rất khó khăn, phức tạp do người bệnh thường phải điều trị đồng thời một số thuốc khác như lợi tiểu thiazid, Hypothiazid (do có tăng huyết áp hoặc suy tim), nội tiết tố tuyến giáp như Levothyroxin (do có suy giáp), corticosteroid như prednisolone (do bị bệnh viêm khớp, bệnh phổi mạn tính)… là những thuốc có khả năng làm tăng đường máu.
3 điều đặc biệt lưu ý khi trị bệnh tiểu đường ở người già
Thứ nhất: Tỉ lệ mắc bệnh cao
Tỷ lệ gia tăng đái tháo đường ở Việt Nam đến 200%, thuộc hàng cao nhất thế giới, ước tính trên cả nước có 7 triệu người mắc bệnh đái tháo đường trong đó 7% thuộc người cao tuổi. Con số này đã đưa ra hồi chuông cảnh báo tại Việt Nam về việc phải quan tâm đến bệnh tiểu đường ở người già và đặt ra bài toán chi phí y tế vô cùng nặng nề.
Thứ hai: Triệu chứng bệnh không rõ ràng
Bệnh tiểu đường ở người già thường không có triệu chứng, có khi chỉ có các loại biến chứng mang tính chất mãn tính hoặc biểu hiện lâm sàng của những triệu chứng kèm theo, như sự biểu hiện của các bệnh đau vành tim, xơ cứng động mạch, chứng mỡ huyết cao, chứng béo mập, thống phong… thậm chí xuất huyết não bất ngờ hoặc các loại cảm nhiễm, đột nhiên phát hiện bệnh tiểu đường mang tính chất tiềm ẩn, dẫn đến tỉ lệ tử vong tương đối cao.
Do bệnh tiểu đường của người cao tuổi đa số tương đối nhẹ, hơn thế lại có nhiều sự đột kích tiềm ẩn, cần phải luôn cảnh giác cao độ mới có thể phát hiện được bệnh sớm. Lúc khỏe, bệnh đa số tiến triển chậm mà không rõ rệt nguyên nhân, bệnh nhân cần chú ý đến các triệu chứng để sớm phát hiện ra bệnh của mình.
Thứ ba: Biến chứng mạch máu tim nghiêm trọng
Từ năm 1921 sau khi phát hiện ra chất Insulin thì các bệnh nhân tiểu đường chết bởi trúng độc axit xeton và cảm nhiễm đã giảm thiểu rõ rệt. Thế nhưng, do các chất đường mỡ, albumin… bị rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng khiến cho bệnh tiểu đường phát sinh ra sự biến đổi bệnh lý về hệ thống tim mạch, sinh lý và giải phẫu, dẫn đến biến chứng tim mạch. Vì vậy cần phải có ý thức để sớm phòng trị mới có thể phòng tránh được tai họa.
Người cao tuổi cần phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Đối với những người khả nghi mắc bệnh tiểu đường, cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra đường huyết, đường trong nước tiểu, đặc biệt là cần phải kiểm tra kỹ lưỡng những biến chứng hệ tim mạch, thận, đáy mắt và dây thần kinh.