Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường, bạn chọn “ngăn chặn” hay “xử lý”?

Hướng đi đúng của một bệnh nhân tiểu đường không phải là đi cùng nỗi lo sợ, hoang mang mà là một tâm thế sẵn sàng ứng phó và dập tắt với bất kỳ biến chứng nào của bệnh. Chọn hướng đi đúng sẽ không còn là khó khăn nếu bạn trang bị kiến thức đủ sâu, rộng. Hãy đồng hành cùng chúng tôi xuyên suốt bài viết để có cái nhìn tổng quan nhất về các biến chứng cấp tính của người bệnh tiểu đường nhé!

Biến chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện sớm hay muộn tùy thuộc vào việc kiểm soát đường huyết ở mức ổn định, lượng glucose trong máu cao hay thấp.

Biến chứng được chia làm hai loại chính: biến chứng cấp và biến chứng mạn tính. Bài viết dưới đây sẽ tập trung làm rõ các biến chứng cấp tính thường gặp của người mắc bệnh tiểu đường.

  • Biến chứng hạ đường huyết

Là dạng biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường được điều trị bằng insulin. Có đến 10% số người bệnh xảy ra cơn hạ đường huyết nghiêm trọng phải điều trị cấp cứu. Phát hiện và điều trị kịp thời cơn hạ đường huyết sẽ phục hồi nhanh chóng, còn không sẽ dẫn đến hôn mê và tử vong.

Một số nguyên nhân gây hạ đường huyết:

  • Đói
  • Quên ăn bữa phụ
  • Ăn quá muộn các bữa chính
  • Dùng quá liều hoặc giảm quá liều insulin
  • Làm việc quá sức
  • Uống rượu bia nhiều
  • Suy thận, bệnh nội tiết

Hạ đường huyết nhẹ: có các triệu chứng đổ mồ hôi, tim đập nhanh, run, cảm giác đói nhiều, thay đổi tính tình, cảm giác khó chịu, hồi hộp thường xuyên,…

Cách xử lý: Rất đơn giản, người bệnh chỉ cần uống một cốc nước đường, hoặc một vài miếng bánh ngọt. Sau đó cần bổ sung cơm, bánh mì,…để đề phòng cơn hạ đường huyết tái phát.

Hạ đường huyết thể nặng: Người mệt mỏi, buồn ngủ, nhìn lơ đãng, vã mồ hôi,… Đặc biệt là có các dấu hiệu báo trước về tổn thương thần kinh như thay đổi tính tình, rối loạn lời nói,…

Cách xử lý: Lúc người bệnh còn tỉnh táo phải cho uống nước đường ngay cho tỉnh hẳn, sau đó tiếp tục cho uống nước đường và ăn hoa quả bù. Người bệnh cần được theo dõi thường xuyên và kiểm tra đường huyết liên tục.

Biến chứng cấp tính nhiễm toan ceton và hôn mê nhiễm toan ceton:

Hôn mê do tăng cường máu hay hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê nhiễm toan ceton là những biến chứng xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh, triệu chứng lâm sàng đa dạng và phong phú. Những biến chứng này đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được cấp cứu tạm thời.

Cách xử lý: Điều trị cấp cứu nhiễm ceton acid bao gồm truyền dịch, chất điện giải và tiêm insulin. Thường người bệnh sẽ được nằm điều trị tại khoa chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện. Điều trị sự tăng cao glucose-máu bất thường, nhiễm toan chuyển hóa và mất nước có khả năng phục hồi nhanh chóng, giúp người bệnh khỏe lại.

  • Biến chứng tăng glucose huyết

Nguyên nhân:

  • Bỏ thuốc hạ đường huyết
  • Ăn uống quá độ
  • Uống rượu bia

Cách xử lý:

Trên đây là những biến chứng cấp tính thường gặp của người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, chỉ hiểu thôi thì vẫn là chưa đủ về những loại biến chứng cấp tính này. Để không bị ảnh hưởng bởi những biến chứng dễ đoán nhưng khó lường trên, người bệnh có thể tuân thủ một số quy tắc sau:

  • Thường xuyên theo dõi glucose-máu
  • Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (Glycemic Index; GI)
  • Giữ bàn chân sạch sẽ, vận động nhẹ nhàng, tránh nhiễm khuẩn để phòng ngừa các biến chứng muộn
  • Quan sát bàn chân cho đến khi có biến chứng da khô, da bóc vảy, vết nứt da, chai lòng bàn chân, dấu hiệu nhiễm khuẩn giữa các ngón chân và móng chân
  • Kiểm soát huyết áp
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia sẽ giúp làm chậm tiến triển của biến chứng
  • Dùng các sản phẩm hỗ trợ, tránh biến chứng

Tâm Hồng Phúc

Chúng tôi nỗ lực phấn đấu tạo ra một môi trường dược phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành hợp lý đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng với những tiêu chuẩn của khu vực và trên thế giới đến tận tay bệnh nhân.

Trả lời