Người bị tiểu đường uống rượu thế nào cho an toàn?

Trước đây các bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là bệnh nhân type I bị nghiêm cấm uống rượu vì các bác sĩ lo ngại có hiện tượng tương tác giữa rượu với sự chuyển hóa đường glucose. Ngày nay, dựa trên các kết quả nghiên cứu, bệnh nhân tiểu đường có thể được phép uống rượu. Tuy nhiên, bệnh nhân phải tuân thủ theo một số nguyên tắc và khuyến cáo chung.

Bệnh nhân tiểu đường nên uống loại rượu nào và số lượng bao nhiêu?

Bệnh nhân tiểu đường nên uống loại rượu vang nguyên chất là tốt nhất. Theo nghiên cứu, uống thường xuyên rượu vang với số lượng vừa phải có tác dụng ổn định mỡ máu và bảo vệ tim mạch.

Thỉnh thoảng bạn hãy uống 1 đến 2 ly rượu hoặc 1 ly nhỏ rượu mạnh và 1 ly lớn rượu vang trắng nguyên chất. Bạn có thể uống các loại rượu mạnh như Whisky, Gin, Rum… với số lượng ít, nhưng tránh uống các loại rượu khai vị, rượu vang ngọt.

Tuy nhiên các bệnh nhân tiểu đường không nên uống quá 1 đến 2 cốc nhỏ mỗi ngày. Uống một cốc rượu vào bữa ăn tối mỗi ngày được coi là mực trung bình và vừa phải. Mỗi tuần bệnh nhân chỉ nên uống tối đa 5 ngày, có ít nhất 2 ngày không nên uống.

Để đảm bảo an toàn các bệnh nhân tiểu đường cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

Khi uống rượu nên ăn thức ăn có carbohydrate như: cơm, bánh mì, bún, miến… để tránh bị hạ đường huyết. Các bệnh nhân cần hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh khuyến cáo: không bao giờ được uống rượu trước ăn. Tốt nhất là sau uống rượu khoảng 1 giờ nên tự kiểm tra đường máu để biết mình có nguy cơ bị tăng hay hạ đường máu không. Từ đó sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Trong trường hợp bạn phải đi tiếp khách, dự tiệc, bạn nên giảm uống rượu và dùng bia thay thế. Một điều tuyệt đối cấm kỵ là bạn không nên uống rượu và thuốc hạ đường huyết cùng một lúc. Trong trường hợp đang dùng một số loại thuốc đặc biệt, cần phải ngừng uống rượu hoàn toàn.

Các bệnh nhân tiểu đường khi uống rượu cần phải theo dõi những gì?

Nói chung ở nhiều bệnh nhân tiểu đường, rượu có ảnh hưởng rất đặc biệt đến đường máu (làm tăng hoặc giảm) vì vậy nếu trong một ngày có uống rượu nhiều thì cần phải thử đường máu nhiều hơn để theo dõi tình trạng sức khỏe nhằm tránh những biến chứng có thể xảy ra với bạn.

Hoặc khi bạn thấy đường máu tăng cao hoặc không giảm được cân nặng mà chưa thấy lý do rõ ràng phải nghĩ đến nguyên nhân do rượu và cần thiết phải hạn chế hoặc bỏ rượu.

Trong trường hợp bạn đang tiêm insulin mà uống rượu thì cần phải thử đường máu trước khi đi ngủ. Nếu đường huyết <7 milimol/lít thì nên ăn thêm. Nếu không thử được thì cũng nên ăn thêm đồ ăn có carbohydrate để tránh nguy cơ bị hạ đường huyết vào lúc nửa đêm.

Các bệnh nhân tiểu đường được phép uống một số loại rượu với số lượng vừa phải. Những người uống nhiều hoặc nghiện rượu thì chắc chắn bệnh sẽ nặng hơn và gặp nhiều biến chứng hơn. Vì vậy cần phải có sớm biện pháp hữu hiệu để hạn chế hoặc tốt nhất nên cai hẳn rượu. Nếu thấy khó cai được rượu thì nên nhờ sự giúp đỡ và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Khang đường Tâm Hồng Phúc – giải pháp cho bạn sức khỏe tốt, hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường!

 

Tâm Hồng Phúc

Chúng tôi nỗ lực phấn đấu tạo ra một môi trường dược phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành hợp lý đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng với những tiêu chuẩn của khu vực và trên thế giới đến tận tay bệnh nhân.

Trả lời