Trái cây và người tiểu đường – nên “chung đường” hay “khác lối”

Bạn biết rằng trái cây chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất có lợi cho cơ thể? Bạn cũng biết trái cây là nguồn cung cấp đường tự nhiên đáng quý? Nhưng rồi bạn lại phân vân rằng liệu đường trong trái cây có thực sự tốt cho người bệnh tiểu đường? Đây cũng là vấn đề mà nhiều người vẫn còn “mơ hồ” về câu trả lời đấy! Có những loại trái cây nào người bệnh tiểu đường nên ăn? Vậy thực hư ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tác động của trái cây với người bệnh tiểu đường trong bài viết dưới đây nhé!

Người tiểu đường có được ăn trái cây không?

Thực chất, trái cây hoàn toàn có thể dùng cho người bệnh tiểu đường. Chỉ cần biết ăn đúng cách, đúng lúc và đúng liều lượng thì “đường” từ trái cây hoàn toàn vô hại đối với bệnh nhân đang điều trị tiểu đường. Ngoài ra, trái cây còn rất giàu chất xơ và vitamin. Nếu biết cách dùng, chúng còn có tác động tích cực tới bệnh nhân bệnh tiểu đường.

Trong trái cây chứa một lượng lớn carbohydrate, là thành phần được chuyển hóa thành năng lượng chính của cơ thể. Nói “nôm na”, carbohydrate là đường đơn – thành phần cốt yếu của glucose máu. Lượng đường đơn nếu xuất phát từ thực phẩm ngọt như bánh kẹo, nước có ga sẽ khiến đường huyết tăng đột ngột. Ngược lại, đường đơn từ hoa quả sẽ được hấp thụ từ từ vào máu.

Chính vì vậy, đường từ hoa quả ảnh hưởng rất ít tới người bệnh tiểu đường. Trái cây dùng trong thực đơn hằng ngày cho người tiểu đường không chỉ cung cấp dưỡng chất mà còn khiến tâm trạng họ tốt hơn.

trái cây người tiểu đường nên ăn

Người bệnh tiểu đường nên chọn trái cây như thế nào? Vì sao nên ăn trái cây với bệnh tiểu đường?

Nói trái cây vô hại với người bệnh tiểu đường cũng không hoàn toàn đúng bởi một số loại trái cây chứa rất nhiều đường cũng có thể có ảnh hưởng xấu đến người bệnh. Do đó, việc chọn trái cây cho người bệnh tiểu đường cũng nên chú ý.

Các loại trái cây có chỉ số đường thấp (GI) là một lựa chọn khuyên dùng như táo, cam, dâu tây, chanh và mận. Các loại trái cây như nho, xoài, chuối, mãng cầu, sầu riêng, mít, vải, nhãn …. vẫn có thể được ăn nhưng với lượng cực kỳ hạn chế do chúng có chứa hàm lượng đường cao.

Người bệnh tiểu đường có thể ăn các loại quả chua như bưởi, cam, chanh, ổi, táo… với số lượng nhiều hơn. Đồng thời, người bệnh tiểu đường cũng được khuyên là không nên ăn các loại quả quá chín vì khi đó lượng đường trong quả  cao nhất.

Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây khi nào?

Theo các nghiên cứu khoa học, người bệnh ăn trái cây ngay sau bữa ăn sẽ có tác động xấu đến bệnh tình. Nguyên nhân là do khi đó lượng đường trong máu có thể tăng cao đột ngột.

Thời gian khuyến cáo để ăn trái cây là cách ít nhất 2 giờ so với bữa ăn chính.  Bạn chỉ nên ăn trái cây tối đa 3 lần một ngày và không nên ăn quá nhiều.

Đồng thời, thời điểm lý tưởng nên ăn trái cây là lúc 11 giờ sáng hoặc 5 giờ chiều. Đây là lúc trái cây không gây ảnh hưởng đến lượng đường máu và các khoáng chất, chất xơ trong trái cây được hấp thụ nhiều nhất.

Người bệnh tiểu đường có nên uống nước ép trái cây không?

Bạn biết sử dụng các loại thực phẩm đóng sẵn sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột? Vậy thì cơ chế tác động của đường từ nước ép cũng như vậy. Kể cả các loại nước ép đóng hộp ghi nhãn là không đường (sugar free) cũng không phải là lý tưởng cho người bệnh.

Việc nhai hay ăn bằng miệng giúp cơ thế hấp thụ dần lượng đường đưa vào. Nếu có sự gia tăng hàm lượng đường, điều này cũng diễn ra chậm hơn. Việc ăn hoa quả ngoài ra còn làm tăng hàm lượng chất xơ cho cơ thể, giúp chống táo bón, giảm mỡ máu….

trái cây người tiểu đường nên ăn

Có lưu ý gì khi người tiểu đường ăn trái cây không?

  • Chỉ nên ăn trái cây tối đa 3 lần/ngày
  • Tuyệt đối không ăn trái cây khô, trái cây đóng hộp
  • Ăn trái cây xa các bữa chính, nhưng không được thay thế bữa chính
  • Phải chú ý tới cơ thể thường xuyên khi ăn trái cây. Nếu có dấu hiệu bất thường cần tới gặp bác sĩ ngay.

Chắc bạn đọc cũng biết trái cây hoàn toàn có lợi đối với người bệnh tiểu đường rồi đúng không? Trái cây đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp thấy no và hấp thụ đường từ từ. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, hãy biến trái cây thành công cụ hữu hiệu để bổ sung dinh dưỡng và đẩy lùi tiểu đường bạn nhé!

Nếu bạn đang băn khoăn về một sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường, đừng bỏ qua tìm hiểu – Khang đường Tâm Hồng Phúc – Được Viện Sĩ, Giáo Sư, Tiến Sĩ Khoa Học Bác Sỹ Đái Duy Ban gửi gắm tâm huyết cả đời mình.

Tâm Hồng Phúc

Chúng tôi nỗ lực phấn đấu tạo ra một môi trường dược phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành hợp lý đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng với những tiêu chuẩn của khu vực và trên thế giới đến tận tay bệnh nhân.

Trả lời