Chứng đái tháo nhạt có liên quan tới đái tháo đường không?

“Đái tháo đường” và “đái tháo nhạt”, bạn phân vân về mối liên hệ của 2 căn bệnh này? Các triệu chứng như khát nước, tiểu nhiều, giảm cân nhanh có cả ở đái tháo đường và đái tháo nhạt khiến bạn nhầm lẫn? Thực chất, đái tháo nhạt và đái tháo đường là hai căn bệnh liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa nhưng có những đặc điểm khác nhau. Cùng tìm hiểu các thông tin chung nhất về đái tháo nhạt trong bài viết sau nhé!

Bệnh chứng đái tháo nhạt:

Bệnh đái tháo nhạt là kiểu bệnh rối loạn cân bằng nước. Biểu hiện là khi người bệnh tiểu nhiều trên 3 lít/ ngày do thận giảm khả năng tái hấp thu nước. Nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu hụt bài tiết hoặc kháng với hormon chống bài niệu của thuỳ sau tuyến yên.

Đái tháo nhạt có tỷ lệ mắc bệnh là 1:25000 người. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng chủ yếu xảy ra ở người lớn. Đái tháo nhạt cũng có thể xuất hiện trong giai đoạn phụ nữ có thai.

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo nhạt có thể bao gồm:

  • Chấn thương đầu;
  • U lành hoặc ác tính trong tuyến yên hay trong não;
  • Do thực hiện phẫu thuật não xung quanh tuyến yên hay vùng dưới đồi;
  • Do thiếu oxy não hoặc thiếu máu não nặng;
  • Đái tháo nhạt vô căn (các tế bào vùng dưới đồi bị tổn thương và dừng sản xuất ADH) do bệnh tự miễn gây ra;
  • Bị gan nhiễm mỡ cấp ở người đang mang thai;
  • Di truyền (hiếm gặp).

Ngoài ra, bệnh đái tháo nhạt còn do bệnh thận mãn tính gây ra hoặc do dùng thuốc điều trị thận với liều lượng quá cao

Triệu chứng đái tháo nhạt:

Để tránh nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh đái tháo đường, bạn đọc nên lưu tâm tới một số biểu hiện bệnh đái tháo nhạt sau: 

  • Luôn có cảm giác rất khát.
  • Bài tiết một khối lượng quá nhiều nước tiểu pha loãng.
  • Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, lượng nước tiểu có thể từ khoảng 2,5 lít mỗi ngày. Nghiệm trong nhất là đến khoảng 15 lít mỗi ngày và dùng rất nhiều dịch. Trong khi đó, lượng nước tiểu trung bình ở người lớn khỏe mạnh trong khoảng khoảng 1,5 – 2,5 lít một ngày.
  • Cần phải dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu và tiểu dầm.

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị mắc đái tháo nhạt, biểu hiện ở: 

  • Không giải thích được khuôn mặt hay không nguôi ngoai khóc.
  • Ướt tã bất thường ở trẻ nhỏ
  • Sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Da khô
  • Tăng trưởng chậm
  • Giảm trọng lượng

Các xét nghiệm phát hiện chứng đái tháo nhạt: 

Vì các dấu hiệu kể trên rất có thể do các nguyên nhân khác nên các xét nghiệm phát hiện đái tháo nhạt là điều cần thiết. Chúng tôi đã tổng hợp một số phương pháp xét nghiệm phổ biến sau: 

  • Ngừng nước kiểm tra: Thử nghiệm này sẽ giúp xác định nguyên nhân gây ra đái tháo nhạt. Người bệnh sẽ được yêu cầu ngừng dịch uống 2 – 3 giờ trước khi thử nghiệm. Nhờ đó, các bác sĩ có thể đo những thay đổi trọng lượng cơ thể, lượng nước tiểu và thành phần nước tiểu khi dịch được giữ lại. Trong một số trường hợp bác sĩ cũng có thể đo mức ADH máu trong khi thử nghiệm này.
  • Phân tích nước tiểu: Phân tích nước tiểu là việc kiểm tra vật lý và hóa học của nước tiểu. Nếu nước tiểu ít cô đặc (có nghĩa là lượng nước thải cao và nồng độ muối và chất thải thấp), nó có thể là do đái tháo nhạt.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI đầu là một thủ tục không xâm lấn để xây dựng hình ảnh chi tiết của mô não. Bác sĩ có thể thực hiện MRI để tìm những bất thường trong hoặc gần tuyến yên.
  • Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng nên được xem xét.

Kết luận

Như vậy, đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 không bao gồm đái tháo nhạt. Nói cách khác, hai căn bệnh này không hề có liên quan tới nhau. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thể hiểu thêm về căn bệnh đái tháo nhạt. Đừng quên đồng hành cùng chúng tôi trong nhiều bài viết hay về sức khỏe nhé!

Nếu đang băn khoăn về một sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường, đừng bỏ qua tìm hiểu – Khang đường Tâm Hồng Phúc – Được Viện Sĩ, Giáo Sư, Tiến Sĩ Khoa Học Bác Sỹ Đái Duy Ban gửi gắm tâm huyết cả đời mình.

 

 

 

Tâm Hồng Phúc

Chúng tôi nỗ lực phấn đấu tạo ra một môi trường dược phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành hợp lý đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng với những tiêu chuẩn của khu vực và trên thế giới đến tận tay bệnh nhân.

Trả lời