Những món ăn có vị thuốc tẩm bổ cho người bệnh sau tai biến mạch máu não bạn nên biết

Tai biến mạch máu não hiện nay được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh tiểu đường gây ra. Tuy nhiên, dấu hiệu và diễn biến của loại tai biến này thường xảy ra rất mơ hồ khiến người bệnh khó lường trước, đặc biệt là khi bệnh tai biến đang có xu hướng “trẻ hóa” như hiện nay. Ngoài việc phòng ngừa và điều trị tai biến mạch máu não, chăm sóc người bệnh sau tai biến cũng là một chủ đề nhận được đông đảo sự quan tâm.

Trong bài viết, chúng tôi sẽ “tạm” không đề cập tới phương pháp trị liệu hay các bài thuốc đắt đỏ. Tuy nhiên, bạn đọc sẽ không thể bỏ lỡ những công thức “tẩm bổ” cho bệnh nhân sau biến chứng mà chúng tôi đã tổng hợp dưới đây. Cùng theo dõi để chăm sóc sức khỏe vàng cho chính mình và người thân bạn nhé!

Vài nét về tai biến mạch máu não:

Tai biến mạch máu não với tên gọi quen thuộc – “đột quỵ” – là hiện tượng xảy ra do mạch máu não bị vỡ hoặc tắc. Lúc này, não sẽ không được cung cấp oxi và dưỡng chất khiến các tế bào não “chết dần chết mòn”. Hiện tượng này kéo dài, khoảng cách giữa người bệnh đến tử vong càng rút ngắn. Chính vì vậy, phát hiện và điều trị tai biến mạch máu não càng sớm càng tốt là điều cực kỳ quan trọng.

Tai biến mạch máu não chia làm hai loại: 

Nhồi máu não: Hiện tượng này chiếm 80% trong tổng số bệnh nhân tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng mạch máu bị tắc nghẽn bởi cục máu đông hoặc khối xơ vữa động mạch.

Xuất huyết não: Chiếm 20% trong tổng số bệnh nhân tai biến mạch máu não. Trường hợp này xảy ra nghĩa là mạch máu bị vỡ khiến máu chảy ra toàn bộ các khoang trong não. Thời gian “vàng” để cấp cứu bệnh nhân xuất huyết não thường chỉ tình bằng phút. Do đó tỷ lệ tử vong của bệnh nhân xuất huyết não thường rất cao.

Tai biến mạch máu não có thể xảy ra với mọi đối tượng nhưng chủ yếu là người lớn trên 55 tuổi. Những đối tượng dễ bị tai biến mạch máu não có thể kể đến như:

  • Béo phì
  • Huyết áp cao
  • Tiểu đường
  • Có vấn đề về tim mạch, nhất là rối loạn nhịp tim
  • Bị xơ vữa động mạch, dị dạng mạch máu
  • Trầm cảm, đau nửa đầu
  • Người lạm dụng thuốc tránh thai

Tẩm bổ cho người bệnh sau tai biến bằng các món ăn có vị thuốc Đông Y

Ngoài việc điều trị bằng các liệu pháp Đông Tây y, chế độ dinh dưỡng hằng ngày cũng tác động một phần lớn tới quá trình hồi phục của bệnh nhân biến chứng tiểu đường. Đây là công thức món ăn với các vị thuốc Đông y đã được áp dụng nhiều năm qua, rất tốt cho bệnh nhân sau biến chứng:

Bài 1: Cháo trai sò

cháo trai sò giúp hết tai biến mạch máu não

Nguyên liệu:
  • 3 nắm gạo tẻ.
  • 1 nắm gạo nếp.
  • Thịt trai.
  • Thịt sò.
  • Hành lá và các gia vị khác.
Cách chế biến: 
  • Gạo tẻ vo sạch và đổ lượng nước vừa phải để nấu cháo.
  • Khi cháo sôi thì đổ thịt trai sò đã băm nhỏ vào để nấu nhừ, nêm gia vị vừa ăn.
  • Khi nào chuẩn bị ăn thì cho hành lá vào.

Đây là món ăn đúng chuẩn “ngon – bổ – rẻ” không chỉ cho người bệnh sau biến chứng mà còn tốt cho tất cả mọi người.

Bài 2: Cháo gạo tẻ:

cháo gạo tẻ giúp hết tai biến

Tên là “cháo gạo tẻ” nhưng thực chất đây là một loại cháo được nấu cùng các vị thuốc bổ cực dễ ăn và tốt cho sức khỏe bệnh nhân sau biến chứng.

Nguyên liệu:
  • Hoàng kỳ 15g, Bạch thược 15g sao vàng
  • Quế 15g
  • Gừng tươi 15g
Cách chế biến: 
  • Đem tất cả nguyên liệu trên sắc với nước, sau đó lọc bỏ bã chỉ giữ lại nước cốt.
  • Tiếp theo, lấy 100g gạo tẻ, 4 quả táo tàu để nấu cháo, dùng nước cốt đã sắc để nấu cháo. Mỗi ngày ăn 1 lần.
  • Món ăn này giúp người bệnh bồi bổ cơ thể, phù hợp cho những người bị di chứng liệt nửa người, chân tay teo mềm, không hoạt động và tự ăn uống được sau tai biến.

Bài 3: Thịt lợn ninh nhừ:

thịt lợn ninh nhừ giúp giảm tai biến mạch máu não

Nguyên liệu:
  • Thịt lợn 100g
  • Hoàng kỳ, Đương quy, Kỷ tử mỗi vị 10g
  • Táo tàu 10 quả
Cách chế biến:
  • Thịt lợn thái miếng nhỏ vừa ăn, ninh nhừ cùng các vị thuốc trên trong nhiều giờ, cho thêm chút gia vị để dễ ăn hơn.
  • Ăn phần thịt và uống nước.
  • Món ăn này có tác dụng tăng cường khí huyết, sinh huyết, bổ hư trợ dương, phù hợp cho những người đang điều trị sau tai biến, tay chân bị teo, tê liệt, bán thân bất toại…

Thứ 4: Tam thất hầm chim bồ câu:

chim bồ câu

Nguyên liệu:
  • 30g củ tam thất tươi (hoặc 12g củ tam thất khô).
  • 1 con chim bồ câu đã sơ chế sạch.
  • Các gia vị cần thiết khác.
Cách chế biến:
  • Thái tam thất thành từng lát nhỏ sau đó nhồi vào trong bụng chim bồ câu, ướp cùng các gia vị khác cho vừa ăn.
  • Đem chim bồ câu hấp cách thủy cho thịt chín mềm.
  • Ăn mỗi tuần 1 -2 lần để bồi bổ cơ thể.

Trên đây là 4 vị thuốc cực kì lành tính, bổ dưỡng mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng để xây dựng một sức khỏe “vàng”. Điều quan trọng bạn cần làm khi đối phó với tiểu đường và biến chứng tiểu đường chính là vững tin về một ngày mai sắp tới. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích cần có. Hãy ghi chú lại những công thức trên để áp dụng một cách thông minh và khéo léo nhé!

Cùng theo dõi Facebook Tâm Hồng Phúc để cập nhật thêm thông tin nhé!

Tâm Hồng Phúc

Chúng tôi nỗ lực phấn đấu tạo ra một môi trường dược phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành hợp lý đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng với những tiêu chuẩn của khu vực và trên thế giới đến tận tay bệnh nhân.

Trả lời