Góc nhìn tổng quan về tiểu đường thai kỳ

Bạn có biết hiện nay, tiểu đường thai kỳ đang có chiều hướng gia tăng? Tất cả do sự gia tăng tỷ lệ béo phì, đái tháo đường type 2 ở người trẻ và đề kháng insulin trong hội chứng buồng trứng đa nang? Cụ thể, theo các số liệu thống kê gần đây, ước tính khoảng 5% phụ nữ mang thai bị bệnh đái tháo đường thai kỳ và thường gặp ở 3 tháng giữa của thai kỳ. Đây là con số không hề nhỏ nếu xét tới những hậu quả khôn lường mà bệnh gây ra. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tỷ lệ này? Cùng trang bị kiến thức về qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ:

Định nghĩa: là khi lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 – 28. Tiểu đường thai kỳ sẽ kết thúc khi em bé ra đời. 

Bệnh nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Vì vậy, khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con trong suốt thai kỳ.

Thai phụ bị mắc tiểu đường thai kỳ là do: 

  • Bình thường, tụy tạng có nhiệm vụ sản xuất ra insulin để điều hòa lượng đường trong máu. Trong quá trình mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất insulin này. Tụy tạng khi đó cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần, điều này dễ đến tình trạng xuất hiện hiện tượng đề kháng insulin.
  • Khi tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể, lượng đường máu sẽ tăng cao, dẫn đến tình trạng tiểu đường. Trong đó, thừa cân, béo phì, mẹ bầu lớn tuổi khi mang thai (trên 35 tuổi), gia đình hay bản thân có tiền sử bị tiểu đường… là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh.

Các phương pháp xác định tiểu đường thai kỳ: 

Thông thường, các xét nghiệm chẩn đoán bệnh được làm trong thời gian 24-28 tuần. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy bản thân có các dấu hiệu kể trên, hãy chú ý!

Có hai cách tiếp cận để kiểm tra chỉ số tiểu đường thai kỳ bạn nên biết:

  • Phương pháp tiếp cận một bước:  Thai phụ sẽ nhịn đói trong 4 đến 8 giờ. Sau đó, nhân viên y tế sẽ đo đường huyết của thai phụ. Tiếp đó sẽ đo lại lần nữa sau 2h khi thai phụ uống một ly nước đường. Loại xét nghiệm này được gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống.
  • Phương pháp tiếp cận hai bước: Nhân viên y tế đo đường huyết của thai phụ 1 giờ sau khi uống một ly nước đường. Người nào có đường huyết bình thường sau 1 giờ có thể sẽ không bị tiểu đường trong thai kỳ. Người nào có đường huyết sau 1 giờ cao hơn sẽ thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống. Phương pháp này sẽ xác định xem họ có bị tiểu đường trong thai kỳ hay không.

Ảnh hưởng của tiểu đường đối với mẹ và thai nhi: 

Tiểu đường thai kỳ mang đến nhiều nguy cơ cho mẹ và sự phát triển của bào thai.

Về phía mẹ: tăng nguy cơ sẩy thai, tiền sản giật và sinh non

Về phía con:

  • Thai to: làm tăng nguy cơ chấn thương cho bé và mẹ trong khi sinh và tăng nguy cơ phải mổ lấy thai.
  • Thai lưu: Đây là biến chứng nặng nề nhất nhưng hiện nay có xu hướng giảm. Đấy là do các Trung tâm đã chủ động tầm soát đường máu bằng nghiệm pháp tăng đường huyết và theo dõi đường huyết tốt hơn.
  • Hạ đường huyết sơ sinh (lượng đường trong máu thấp ở trẻ sơ sinh).
  • Các bất thường bẩm sinh.
  • Tử vong trong thời gian mang thai, nhất là 3 tháng cuối, khi sinh và sau sinh.

Tựu chung, tiểu đường thai kỳ không khó điều trị và không quá nguy hiểm. Nắm vững kiến thức về tiểu đường và phòng ngừa đúng đắn, “mẹ tròn con vuông” là điều chắc chắn.

Tâm Hồng Phúc

Chúng tôi nỗ lực phấn đấu tạo ra một môi trường dược phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành hợp lý đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng với những tiêu chuẩn của khu vực và trên thế giới đến tận tay bệnh nhân.

Trả lời