Insulin – người tiểu đường “nên dùng” hay “bắt buộc phải dùng”?

Như bạn biết, đề kháng insulin hay thiếu hụt insulin là nguyên nhân gây tiểu đường. Vậy người điều trị tiểu đường có nhất thiết phải dùng insulin không? Điều trị tiểu đường bằng phương pháp tiêm insulin sao cho đúng, cho đủ? Hãy cùng giải đáp thắc mắc này với chúng tôi trong bài viết sau:

Insulin và người tiểu đường có mối quan hệ gì?

Insulin là một loại hoocmon do tuyến tụy sản xuất với nhiệm vụ chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể giúp giải phóng chất đường thành năng lượng. Nó hỗ trợ duy trì hoạt động của các cơ thể cũng như nuôi dưỡng các mô và cơ.

Đối với người tiểu đường tuýp 1, đường huyết cao là do tuyến tụy không sản xuất được insulin hoặc sản xuất quá ít. Do không đủ cung cấp cho cơ thể nên lượng đường bị dư ra sinh ra căn bệnh tiểu đường.

Đối với người tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy vẫn sản sinh ra insulin nhưng cơ thể lại kháng lại hoocmon insulin này khiến chúng không thể thực hiện được chức năng vốn có.

Dùng insulin cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 như thế nào?

Mối liên hệ giữa insulin với bệnh nhân tiểu đường khiến bạn nghĩ là bắt buộc trong quá trình điều trị? Thực hư ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những phân tích tổng hợp dưới đây nhé!

Đối với tiểu đường tuýp 1:

Tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi tế bào beta bị phá hủy, do đó, bệnh nhân không còn hoặc còn rất ít insulin, 95% do cơ chế tự miễn, 5% vô căn. Bệnh nhân bị thiếu hụt insulin, tăng glucagon trong máu, không điều trị sẽ bị nhiễm toan ceton. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là ở trẻ em và thanh thiếu niên. 

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 sản xuất rất ít hoặc không sản xuất insulin. Vì vậy đường không thể chuyển hóa vào tế bào để sản sinh năng lượng cho cơ thể. Khi lượng đường máu tăng, bệnh nhân tiểu đường phải điều trị bắt buộc bằng tiêm insulin để kiểm soát đường huyết.

Đối với tiểu đường tuýp 2: 

Người tiểu đường tuýp 2 có thể sản xuất insulin vẫn bình thường nhưng hoạt động không hiệu quả. Nói cách khác là đề kháng insulin trong cơ thể dẫn đến đường không chuyển vào tế bào. Hậu quả là lượng đường máu không được kiểm soát và tăng cao liên tục. Đái tháo đường type 2 chiếm 90-95% các trường hợp đái tháo đường.

Với thể bệnh này, bệnh nhân có thể không cần dùng trong giai đoạn đầu. Một số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể quản lý tốt bệnh bằng cách kiểm soát cân nặng, chế độ dinh dưỡng,tập luyện và uống thuốc. Khi đường máu không kiểm soát bằng thuốc uống thì mới bắt buộc phải chuyển sang dùng tiêm insulin.

Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp tiêm insulin: 

Tiêm insulin không quá phức tạp và cũng không nghiệm trọng. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này, người bệnh cũng cần lưu tâm tới một vài lưu ý sau:

Thứ nhất, nên thay đổi vị trí tiêm thường xuyên thay vì tiêm một chỗ liên tục. Điều này sẽ ngăn tình trạng tích tụ lipid ở lớp mỡ dưới da gây cản trở quá trình hấp thụ insulin. Vị trí tốt nhất nên chọn là bụng, đùi, mông và cánh tay.

Thứ hai, sát trùng da trước khi tiêm là việc nên làm để tránh vết thương bị nhiễm khuẩn. Đơn giản nhất là dùng một miếng bông gòn thấm vào cồn và thoa qua vị trí tiêm, để 20-30 giây cho khô rồi tiêm. Kết hợp với đó là vệ sinh da tay thật kỹ hoặc đeo găng tay cao su trước khi tiêm.

Thứ ba, Trong quá trình tiêm hãy kiểm tra đường huyết của bạn thường xuyên. Cách này giúp bạn theo dõi được những thay đổi của lượng đường huyết trong máu để điều chỉnh lượng tiêm cho phù hợp.

Kết luận

Tựu chung, bạn đọc có thể hiểu rằng tiểu đường tuýp 1 là dạng bắt buộc phải điều trị insulin và tiểu đường tuýp 2 là dạng không phụ thuộc insulin. Tùy vào thể trạng và phác đồ điều trị khác nhau mà bác sĩ cân nhắc sử dụng. Vậy nên, nói người tiểu đường gắn liền với tiêm insulin là không đúng và không thực tế. Hãy trang bị cho mình những kiến thức khoa học đúng về căn bệnh này để phòng bệnh bạn nhé!

Nếu đang băn khoăn về một sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường, đừng bỏ qua tìm hiểu – Khang đường Tâm Hồng Phúc – Được Viện Sĩ, Giáo Sư, Tiến Sĩ Khoa Học Bác Sỹ Đái Duy Ban gửi gắm tâm huyết cả đời mình.

Tâm Hồng Phúc

Chúng tôi nỗ lực phấn đấu tạo ra một môi trường dược phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành hợp lý đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng với những tiêu chuẩn của khu vực và trên thế giới đến tận tay bệnh nhân.

Trả lời