Xét nghiệm đường huyết – “kẻ thù” của người bệnh tiểu đường

Người mắc tiểu đường có lẽ không xa lạ gì với các xét nghiệm đường huyết, vậy với thể trạng khỏe mạnh bình thường, xét nghiệm này có cần thiết không? Xét nghiệm đường huyết quan trọng như thế nào? Câu trả lời sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây.

Xét nghiệm đường huyết là gì?

Là xét nghiệm để đo lượng glucose trong máu của cơ thể, được thực hiện chủ yếu để kiểm tra bệnh tiểu đường type 1, bệnh tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Chỉ số đường huyết bình thường được đánh giá là an toàn cần đảm bảo:

  • Từ 90-130 mg/dl (5,0-7,2 mmol/l) đối với đường huyết khi đói đo trước bữa ăn sáng
  • Thấp hơn 180 mg/dl ( 10 mmol/l) sau khi ăn
  • Từ 110-150 mg/dl (6-8,3 mmol/l) trước lúc đi ngủ

Chỉ số xét nghiệm glucose dựa vào xét nghiệm đường huyết lúc đói sẽ chịu sự ảnh hưởng của Insulin. Insulin là một loại hormon tiết ra bởi tuyến tụy và giải phóng vào máu khi nồng độ glucose tăng. Vì một nguyên nhân nào đó mà cơ thể không tiết đủ insulin hoặc insulin không hoạt động đúng sẽ khiến lượng đường máu tăng lên không kiểm soát trong thời gian dài có thể gây tổn hại tới mắt, thận, dây thần kinh và mạch máu.

Có mấy loại xét nghiệm đường huyết?

Trong thực tế, có nhiều loại xét nghiệm khác nhau để hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị gồm có:

  • Xét nghiệm lúc đói: Được tiến hành khi bệnh nhân đã nhịn ăn ít nhất 8 tiếng và là xét nghiệm đầu tiên để chẩn đoán bệnh tiểu đường
  • Xét nghiệm 2 giờ sau ăn: Được tiến hành đúng 2 tiếng sau khi ăn. Đây không phải là xét nghiệm chẩn đoán mà là xét nghiệm để kiểm tra xem người bị tiểu đường có dùng đúng lượng insulin cần thiết tương ứng với bữa ăn hay không
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Có thể thực hiện bất cứ lúc nào, không liên quan đến bữa ăn. Xét nghiệm có thể được tiến hành vài lần trong ngày và được cho là bất thường nếu có sự biến động lớn giữa các kết quả xét nghiệm trong ngày.
  • Xét nghiệm HbA1c máu: Đây là xét nghiệm xác định lượng glucose kết hợp với hồng cầu có thể được dùng để chẩn đoán tiểu đường hoặc kiểm tra xem bệnh có được kiểm soát tốt hay không

Khi nào thì cần xét nghiệm đường huyết?

Bạn nên đi khi thấy bản thân có một trong những triệu chứng sau:

  • Xuất hiện dấu hiệu của bệnh tiểu đường: khát nước, sụt cân, vết thương lâu lành, ….
  • Người trung niên và cao tuổi, có tình trạng béo phì, cao huyết áp, …
  • Người có người nhà nhưng cha mẹ anh chị có tiền sử mắc bệnh tiểu đường
  • Phụ nữ mang thai từ 24 tuần trở đi cũng nên thường xuyên theo dõi đường huyết

Kết quả của xét nghiệm lúc đói có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh tiểu đường, cụ thể:

  • Người tham gia xét nghiệm bình thường nếu đường huyết dưới 6.0 mmol/l
  • Người tham gia có rối loạn đường huyết lúc đói ( hay chính là một dạng của tiền tiểu đường) sẽ có chỉ số đường huyết từ 6.1- 6.9 mmol/l
  • Người tham gia mắc bệnh tiểu đường nếu chỉ số xét nghiệm lớn hơn 7.0 mmol/l

Xét nghiệm đường huyết cần chuẩn bị những gì?

Biết được khi nào cần xét nghiệm đường huyết rồi, chắc chắn bạn sẽ tò mò rằng để thực hiện cần chuẩn bị những gì đúng không? Đừng bỏ lỡ những thông tin dưới đây nhé!

Để đảm bảo kết quả chính xác nhất, người bệnh cần lưu ý một số điều:

  • Nhịn ăn uống tối thiểu 8 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm (trừ nước lọc nếu quá khát). Do đó, thời điểm tốt nhất để làm xét nghiệm này là buổi sáng (trước ăn sáng). Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn xét nghiệm trước, nhận hướng dẫn cụ thể từ nhân viên y tế.
  • Người bệnh không nhất thiết phải nhịn ăn uống khi làm xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên.
  • Lượng đường huyết có thể tăng cao tạm thời trong trường hợp người bệnh gặp phải stress nghiêm trọng. Vì vậy, việc giữ một tinh thần vui vẻ và thoải mái là yếu tố quan trọng giúp kết quả được chính xác hơn.
  • Một số thuốc có thể làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết khiến chúng tạm thời tăng giảm bất thường. Vì vậy, bệnh nhân trước khi làm xét nghiệm cần trao đổi trước với bác sĩ về những loại thuốc mà mình đang sử dụng, ví dụ như: thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai dạng viên, thuốc chống loạn thần kinh, thuốc chống trầm cảm ba vòng, liệu pháp hormone, steroids, corticosteroids, acetaminophen, aspirin, phenytoin, epinephrine, lithium hoặc các thuốc thuộc nhóm sulfonylurea,…

Tổng kết

Xét nghiệm đường huyết không phải là một xét nghiệm phức tạp và không chỉ dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường. Tất cả chúng ta đều nên nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của xét nghiệm đường huyết. Việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường giúp loại trừ căn bệnh này. Nó sẽ không còn là mối nguy hại của toàn xã hội. Và hơn hết, hãy rèn luyện cho mình một lối sống lành mạnh bạn nhé!

Các bài viết khác:

9 nguyên tắc vàng không thể thiếu giúp bệnh nhân tiểu đường chiến thắng bệnh tật

3 loại quả thần thánh dành cho người bị tiểu đường

Đăng ký nhận tư vấn

Tâm Hồng Phúc

Chúng tôi nỗ lực phấn đấu tạo ra một môi trường dược phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành hợp lý đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng với những tiêu chuẩn của khu vực và trên thế giới đến tận tay bệnh nhân.

Trả lời